“Ngược dòng” giữa dịch Covid-19: Bài 1 - Doanh nghiệp bền vững với hạt macca

Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền (bên phải) tại một hội chợ giới thiệu hàng nông sản.
Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền (bên phải) tại một hội chợ giới thiệu hàng nông sản.
(PLVN) - Covid-19 đã làm cho cả thế giới chao đảo. Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động mạnh bởi “bão dịch”. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn nhất, không ít doanh nghiệp, doanh nhân đã biến nguy nan thành cơ hội, tìm được lối thoát cho chính mình và lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Nguyên liệu thiếu, phải tranh chấp sản phẩm đầu vào bằng giá cả khiến cho chiến lược xây dựng chuỗi macca bền vững của đôi vợ chồng từng là những du học sinh từ Úc trở về, gặp nhiều thách thức. Nhưng khi dịch Covid ập tới, chuyện làm ăn của họ bỗng dưng... thuận lợi.

Kinh doanh bền vững 

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Marketing của Công ty TNHH Hoàng Anh Macca (HAM) trong một buổi trưng bày những thành tựu về phát triển thương mại miền núi, hải đảo do Bộ Công Thương tổ chức. Để có thể lọt được vào danh sách trưng bày ở đây, HAM đã “xới tung” những địa bàn khó khăn của vùng đất Lâm Đồng như Lâm Hà, Di Linh… để cùng bà con nông dân nâng cao giá trị của cây macca.  

Chia sẻ về cơ duyên “bén” loại cây này, Huyền cho biết, vợ chồng cô đều đi du học ở Úc, và biết đến loại cây có giá trị này từ đất nước của những con chuột túi. Về Việt Nam, hai vợ chồng bắt tay ngay vào tìm hiểu và chọn vùng đất cao nguyên này làm điểm khởi nghiệp. Cuối năm 2016, HAM mới xây dựng nhà máy chế biến đầu tiên tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 

Với mong muốn xây dựng chuỗi macca bền vững, HAM đã ngay lập tức đặt các máy móc sơ chế ngay tại các điểm thu mua; Cùng một quy trình khép kín từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, sản phẩm của HAM đã đạt được những chỉ tiêu an toàn và dinh dưỡng, đáp ứng đủ yêu cầu xuất khẩu tới các thị trường khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật, Úc... 

Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp khác, HAM cũng gặp phải vấn đề thu mua nguyên liệu đầu vào khi bà con nông dân “gặp hời là bán”. Huyền cho biết, công ty của cô đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho bà con ở mức giá ổn định. Thậm chí, HAM mang theo máy xay xát đến tận vườn thu mua để bà con yên tâm. Nhưng những nỗ lực gây dựng uy tín để dần xây dựng chuỗi macca bền vững của HAM gặp phải khó khăn khi vướng đội thương lái, luôn “len lỏi” vào từng vườn để trả giá cao hơn khiến cho công ty vừa không mua được nguyên liệu đầu vào vừa làm giá cả thị trường macca không ổn định.

Cơ hội sắp xếp lại nguồn nguyên liệu

Nữ Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền cho biết, công ty của cô từng có những lần “đứng như trời trồng” vì đã đánh xe tải xuống mua nguyên liệu theo lịch hẹn, nhưng bị bà con nông dân cho “leo cây” chỉ vì có thương lái khác trả giá cao hơn, chỉ 500 đồng/kg. Thậm chí, có lần dù đến đúng giờ hẹn để thu mua nhưng HAM vẫn bị “hớt tay trên” vì đội thu gom nhỏ lẻ đã đến sớm hơn 15 phút và tất nhiên, trả giá cao hơn. 

Vẫn kiên định với chiến lược kinh doanh bền vững, doanh nghiệp này vẫn gắn kết với bà con nông dân, với vùng nguyên liệu trên cao nguyên ngay cả khi dịch Covid xuất hiện, tình hình kinh tế khó khăn, khách du lịch không có, macca bán ngoài chợ ế ẩm... Có thể nói đây là thời điểm không chỉ khó khăn với doanh nghiệp mà với cả bà con nông dân, vì đội ngũ thương lái mua gom hàng trước đây của bà con giờ không còn thị trường tiêu thụ. Trong khi, ngoài vườn, quả macca vẫn chín, nếu không được thu mua, xử lý sẽ ra dầu, chất lượng sản phẩm sẽ biến đổi... 

Đúng lúc này, HAM đã xuất hiện, thương lượng với bà con, với cam kết sẵn sàng bao tiêu sản phẩm giá hợp lý để đôi bên cùng có lợi, chứ không ép giá bà con như thương lái. Thị trường đầu ra dù có một thời gian ế ẩm vì dịch bệnh Covid nhưng HAM vẫn kiên trì bám trụ đồng đất, vườn cây, hỗ trợ nông dân thu mua hết sản phẩm. 

Đại diện của HAM cho hay, gom hàng của bà con xong, lại phải lo tìm cách bảo quản sản phẩm ở các kho đông lạnh, có lúc lên tới vài chục tấn quả nhưng công ty vẫn tiếp tục đến từng vườn hái quả để giữ được chất lượng tốt nhất cho nông dân. Được biết, những tháng Covid xuất hiện là khoảng thời gian HAM thong thả thu mua và thực hiện công tác “dân vận” để bà con đồng thuận, cùng công ty xây dựng chuỗi macca bền vững.

Giám đốc Huyền cho biết thêm, mỗi lần đi thu mua, công ty đều cử thêm người xuống vườn phân tích cho bà con hiểu cái lợi khi làm ăn lâu bền và có chữ tín giữa đôi bên. Thậm chí, cô không ngần ngại chia sẻ, nếu HAM cũng làm như đội thu gom nhỏ lẻ, sẽ ép giá bà con trong mùa Covid. Nhưng HAM không làm như vậy, chấp nhận giảm lãi để giữ giá thu mua tốt nhất để bà con tin tưởng vào con đường xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị tốt nhất cho cây macca. “Lúc nào, chúng tôi cũng muốn chia sẻ, đồng hành cùng bà con nông dân!” - Huyền tâm sự. 

Thế nên, HAM đang tính đến chuyện hợp tác vùng trồng với bà con bằng cách kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng thêm 150.000 cây giống, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu nhằm đạt sản lượng đến 1.500 tấn/năm.

“Trong cái rủi (dịch bệnh - PV) lại có cái may” - Huyền chia sẻ và cho biết, cô không ngần ngại khẳng định, Covid chính là cơ hội cho HAM sắp xếp lại thị trường thu mua và yên tâm hơn khi có thể “cầm trịch” được nguồn nguyên liệu đầu vào, để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu dài hơi hơn. “Trước đây, sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường trong nước nên chúng tôi chưa nghĩ đến chuyện xuất khẩu, nhưng nhờ dịch Covid, chúng tôi đã có đủ lượng hàng để tính tới chuyện xuất khẩu, yên tâm cùng bà con xây dựng và phát triển chuỗi macca bền vững trong tương lai”- Giám đốc HAM khẳng định. 

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...