Nghịch lý trình độ càng cao, thất nghiệp càng nhiều

Phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
(PLO) - Tại phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Ủy ban Các vấn đề xã hội (CVĐXH) của Quốc hội diễn ra sáng qua (7/10), một số thành viên của Ủy ban này cho rằng đang có nghịch lý lớn trong thị trường lao động, đó là lao động có trình độ càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng lớn.

Cần đánh giá lại thành tích

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho rằng, 9 tháng qua, các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm, đào tạo nghề cũng như giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. 

Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp, giảm nghèo, tỉ lệ lao động qua đào tạo đều ước đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Cụ thể, tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%, trong đó khu vực thành thị là 3,23%, khu vực nông thôn là 1,82%, ước thực hiện đến cuối năm nay, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm xuống còn 8,62 đến 8,42%.

Theo đánh giá của các thành viên Ủy ban CVĐXH, các con số nêu trên cho thấy một bức tranh xã hội, lao động việc làm, an sinh xã hội có nhiều điểm sáng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tỏ vẻ băn khoăn về tính chính xác của các con số nói trên và đề nghị Báo cáo của Bộ LĐTB&XH cần giải trình làm rõ hơn căn cứ của các số liệu đã nêu nhằm đánh giá đúng thực chất tình hình giải quyết lao động, việc làm, giảm nghèo hiện nay cũng như các giải pháp tập trung thực hiện trong các tháng cuối năm. Trên cơ sở đó mới có thể xác định được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2017 để bố trí nguồn lực thực hiện.

Chứng minh cho những nhận định trên, đại biểu Đỗ Thị Lan, thành viên Ủy ban CVĐXH dẫn chứng: ngành than là ngành giải quyết một lượng lớn lao động, nhưng trong năm nay, ngành than gặp nhiều khó khăn, không cạnh tranh được với than nhập khẩu. Báo cáo gần nhất, ngành than giảm hàng vạn lao động và vẫn tiếp tục giảm. Trong khi đó ngành dầu khí cũng giảm giá và giảm sản lượng.

Ngoài ra, sau sự cố môi trường biển miền Trung, lao động trong lĩnh vực nghề cá, du lịch đã giảm sút đáng kể. Thêm vào đó, các doanh nghiệp phục hồi nhưng chưa bền vững để có thể đạt yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. “Chúng ta thực hiện tinh giản, tổ chức biên chế, giảm 10 và chỉ tuyển lại 5 thôi, do vậy những lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng rất khó tìm được việc làm.

Vấn đề nữa là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chúng tôi nghĩ rằng cũng chưa khả thi nhiều do việc xuất khẩu của chúng ta chưa bền vững. Đánh giá trên nhiều lĩnh vực, tôi thấy rằng việc giải quyết việc làm cho lao động hiện nay, cùng với các chỉ tiêu về lao động, thất nghiệp là chưa có cơ sở”, bà Lan phân tích. 

Cùng chung quan điểm, các đại biểu Nguyễn Anh Trí và Nguyễn Quang Tuấn, thành viên Ủy ban CVĐXH của Quốc hội cho rằng, đào tạo hiện nay đang không theo thị trường mà theo thị hiếu và lợi nhuận. Chính bởi vậy đang có khoảng cách giữa đào tạo theo hướng tự phát của cá nhân lựa chọn, của các trung tâm đào tạo và thị trường lao động. Khoảng cách này ngày càng lớn dẫn đến việc tốn nhiều tiền, thời gian để đào tạo nhưng lại thiếu những lao động thực sự có khả năng làm việc. 

Để khắc phục những hạn chế trên, theo ông Tuấn, các đơn vị đào tạo, trường đại học phải hướng về doanh nghiệp và nhu cầu của nhà tuyển dụng để đào tạo. “Chất lượng đào tạo hiện nay chủ yếu theo số lượng, nó liên quan đến doanh thu, thu nhập của các đơn vị đào tạo nên sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng”, ông Tuấn nêu thực trạng và đề nghị “đây là những vấn đề chúng ta cần phải xem lại”.

Không sử dụng biện pháp kiểm soát giá mang tính hành chính

Cũng trong ngày 7/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 2 thẩm tra Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; cho ý kiến về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. 

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ: Với một Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, trong sạch và liêm chính, những tháng qua, nền kinh tế nước ta đã tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng, quý sau cao hơn quý trước. Tính chung 9 tháng năm 2016, GDP ước tăng 5,93%; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Các nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại thu được nhiều kết quả tích cực…

Đặc biệt, Chính phủ đã kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ, giải quyết những khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển…

Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, nhưng các ý kiến cũng cho rằng, Báo cáo chưa nêu bật một số vấn đề bức xúc của xã hội được dư luận quan tâm hiện nay như: ô nhiễm môi trường; an toàn thực phẩm; phá rừng; cải cách thủ tục hành chính; xâm nhập mặn; xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng…

Về giải pháp phát triển kinh tế -xã hội năm tới, đại biểu Lê Minh Chuẩn (Đoàn Quảng Ninh) đề nghị đẩy mạnh tiến độ thị trường hóa giá các loại hàng hóa, dịch vụ công như y tế, giáo dục và các mặt hàng thiết yếu như điện, nước…Không sử dụng các biện pháp kiểm soát giá mang tính hành chính, dẫn tới “méo mó” thị trường, gia tăng thâm hụt ngân sách và giảm hiệu quả điều hành của các công cụ là chính sách tiền tệ, tài khóa.

Đặc biệt, phải thận trọng với tăng trưởng của thị trường bất động sản, dự trù phương án ngăn chặn sự hình thành bong bóng bất động sản mang tính chu kỳ. Nhiều đại biểu cũng lưu ý, Chính phủ nên chọn một số nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong năm 2017 cũng như trong giai đoạn 2016 - 2020. Chọn ít nhiệm vụ ưu tiên, song sẽ thực hiện tập trung và có quyết tâm cao để hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra. 

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các thành viên Ủy ban Kinh tế cần tập trung xem xét, đánh giá, phân tích kỹ báo cáo của Chính phủ. Dự kiến, tại Kỳ họp tới, Quốc hội sẽ dành khoảng 2 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế (tăng một ngày so với thông lệ các kỳ họp trước); đồng thời tăng tính thảo luận, tranh luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau, tìm ra giải pháp, tạo sự đồng thuận cao trước khi đưa vào Nghị quyết của Quốc hội. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.