Nỗi lo bao trùm thế giới: Robot 'cướp cơm' công nhân

Tại nhiều nhà máy trên thế giới, những công việc lặp đi lặp lại đã được robot đảm nhiệm
Tại nhiều nhà máy trên thế giới, những công việc lặp đi lặp lại đã được robot đảm nhiệm
(PLO) -Ba năm trước đây, một tờ báo nước ngoài đã đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có chuẩn bị gì khi 50%, thậm chí 70% người lao động thất nghiệp trong những năm tới?”. Đối với nhiều nhà kinh tế và công nghệ, đây là một trong những câu hỏi lớn nhất mà loài người phải đương đầu trong tương lai gần. Cơn lốc robot hóa và tự động hóa hiện nay cho thấy nỗi lo sợ nói trên hoàn toàn có cơ sở: nếu không có mô hình kinh tế xã hội phù hợp, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ tạo ra những bất ổn.

Quá trình robot hóa và tự động hóa các quy trình diễn ra nhanh chóng, khiến cho những công việc giản đơn và được trả lương thấp sẽ được thay thế dần bởi các robot và các quy trình tự động hóa ở khắp nơi, trong đó, các nước kém phát triển chịu nhiều ảnh hưởng hơn các nước phát triển.

Cơn lốc Robot hóa và công nghệ

Một số nguyên nhân chính của cơn lốc robot hóa có thể kể ra như sau: Thứ nhất, công nghệ và trí khôn nhân tạo (Artificial intelligence-AI) phát triển theo cấp số mũ. Nhiều nguồn lực được đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thứ hai, chi phí đầu tư cho việc tự động hóa ngày càng rẻ, khi mà công nghệ được phổ biến, ngày càng tối ưu hơn, và có nhiều nhà cung cấp hơn. Thứ ba, năng suất sau khi robot hóa hay tự động hóa quy trình tăng lên, tỷ lệ sai sót giảm đi, nhiều trường hợp còn rút ngắn thời gian sản xuất.

Hiện nay, ngày càng có nhiều minh chứng cho xu hướng robot hóa, tự động quá các quy trình. Chẳng hạn, theo Business Insider, ba trong số mười doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất toàn cầu đang và sẽ thay thế các nhân công của mình bằng robot.

Cụ thể Foxconn, tập toàn gia công chính cho Apple, Google và Amazon đã thay 60 ngàn nhân công bằng robot. Tập đoàn bán lẻ Walmart, với 2,1 triệu nhân công, muốn thay thế những nhân viên kiểm hàng trong các kho bằng các máy bay không người lái (drone).

Nơi sử dụng nhiều lao động nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), với khoảng 3,2 triệu lao động, cũng ngày càng sử dụng các các cỗ máy thay cho con người.

Chẳng hạn, vào năm 2014, DoD có khoảng 10 ngàn máy bay không người lái kích thước nhỏ. Số lượng hiện nay chắc chắn nhiều hơn vì những thiết bị như thế này có giá thành hạ trong khi có thêm nhiều tính năng.

Một lãnh đạo cấp cao của McDonald’s, với 1,9 triệu nhân công, đã từng nói với Fox Business rằng, nếu lương tối thiểu ở Hoa Kỳ tăng, chuỗi cửa hàng ăn nhanh này sẽ dùng robot vì theo ông “Đầu tư một cánh tay robot trị giá 35 ngàn đô-la rẻ hơn trả lương 15 đô-la một giờ cho một người đóng gói khoai tây chiên”.

Ngay tại một nước sử dụng nhiều lao động như Trung Quốc, việc sử dụng robot đang diễn ra nhanh chóng. Một công ty công nghệ ở Thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, sau khi sử dụng robot, giảm số nhân công từ 650 xuống còn 60, và nhiều khả năng xuống còn 20.

Năng suất của robot gần như gấp ba lần con người ở công ty này, và tỷ lệ sản phẩm hỏng còn dưới 5% so với 25% trước đó. Năm 2014, Trung Quốc mua mới khoảng 60 ngàn robot công nghiệp, chiếm 25% số lượng toàn cầu, và dự báo nhu cầu tăng mỗi năm khoảng 25%.

Trong một báo cáo của Citibank và Đại học Oxford vào tháng 1/2016 có tựa “Công nghệ - Việc làm v.2.0: Tương lai không như đã từng”, nhiều khả năng 77% việc làm ở Trung Quốc, 72% việc làm ở Thái Lan, và 69% việc làm ở Ấn Độ sẽ được tự động hóa và thay thế bằng robot.

Cũng theo báo cáo này, tự động hóa và sự phát triển của công nghệ in 3D sẽ tác động nhiều nhất đối với những nước có nhiều công xưởng với nhân công giá rẻ, ví dụ như Trung Quốc.

Tại nhiều nhà máy trên thế giới, những công việc lặp đi lặp lại đã được robot đảm nhiệm
Tại nhiều nhà máy trên thế giới, những công việc lặp đi lặp lại đã được robot đảm nhiệm

Hiện trạng và dự báo của việc làm toàn cầu

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2016), cả thế giới có khoảng 200 triệu người thất nghiệp, đến năm 2020, con số này tăng thêm 11 triệu. Số lượng việc làm đòi hỏi kỹ năng thấp (công việc chân tay), lương thấp toàn cầu hiện khoảng 1,5 tỷ chiếm 46% tổng số việc làm. Đáng lưu ý là trên 70% lao động ở các nước Nam Á và châu Phi vùng hạ Sahara thuộc nhóm này.

Không những thế, tỷ lệ lao động không chính thức trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở các nước như Ấn Độ, Philippines, Srilanka rất cao, từ 60% đến 80%.

Mặc dù việc làm mới vẫn liên tục được tạo ra, nhưng theo dự báo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp ở một số khu vực châu Á sẽ tiếp tục tăng. Số lượng việc làm trong một số ngành, không chỉ không có thêm mà còn giảm đi như ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt, khai khoáng, và chế tạo lắp ráp.

Theo dự báo của Martin Ford, một doanh nhân về công nghệ phần mềm, đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 75% vì phần lớn các công việc lặp đi lặp lại do con người làm sẽ bị thay thế bởi máy móc.

Thêm vào đó, Andrew MacAfee and Erik Brynjolfsson (MIT) cho rằng xu hướng này ngày tăng với tốc độ rất nhanh. Một nghiên cứu của Frey và Osborne (Đại học Oxford) năm 2013, cho biết, những ngành nghề có lương thấp và yêu cầu ít đào tạo sẽ có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa.

Vào thế kỉ 19 tại Anh Quốc, đã có phong trào Luddites phá hoại các máy dệt vì nhiều công nhân cho rằng máy móc đã đánh cắp việc làm việc làm của họ. Vào năm 1811, số lượng binh lính Anh huy động để chống lại Ned Ludd và đội quân Luddites còn nhiều hơn cả chống lại Napoleon ở Tây Ban Nha.

Nguy cơ thất nghiệp hàng loạt ngày càng hiện hữu và đến gần. Có ý kiến lo ngại nếu không có sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội phù hợp thì những bất ổn sẽ gia tăng do các mâu thuẫn xã hội nảy sinh.

Vì thế, ở một số nước phát triển, đã có các chương trình giáo dục đào tạo chú trọng đến phát triển nhiều kỹ năng, khả năng thích ứng và học tập liên tục. Trong khi đó, ở những xã hội kém phát triển hơn, giải quyết vấn đề thất nghiệp hàng loạt là điều rất khó, không khéo sẽ có Luddites “phiên bản 2”.

Mới đây, hãng dụng cụ và trang phục thể thao Nike tuyên bố sẽ chuyển một số bộ phận sản xuất giày trở về Mỹ, nhân dịp Tổng thống Obama thăm đại bản doanh của hãng này tại Beaverton, bang Oregon.

Theo Portland Business Journal, trong tương lai gần Nike sẽ tự động hóa nhiều bộ phận trong sản xuất. Hãng này thậm chí đã xin bản quyền sáng chế cho ý tưởng nhà máy sản xuất giày gần như hoàn toàn tự động, sẽ hoạt động tại thành phố Atlanta vào năm 2017.

Ngày 18/8, Nike đã ký hợp tác với công ty Apollo Global Management để hoàn thiện chuỗi cung ứng của Nike ngay tại Mỹ. Apollo Global Management sẽ là đối tác chính giúp Nike hoàn thiện nhà máy tự động của mình.

Đối thủ truyền kiếp của Nike là Adidas thậm chí đã hoàn thiện nhà máy sản xuất giày hoàn toàn bằng robot mang tên Speedfactory đầu tiên tại thành phố Ansbach, Đức.

Trong lĩnh công nghệ thông tin, nơi sử dụng nhân công tay nghề thấp, số lượng lớn không thua ngành da giày và may mặc cũng đã chứng kiến một cuộc cách mạng của nhân công robot. 

Một bài báo trên Vnexpress ngày 4/9/2016 cho rằng “Việc hàng triệu lao động Việt Nam thất nghiệp bởi sự cạnh tranh của robot trong những năm tới là nguy cơ lớn với ngành sản xuất linh kiện, may mặc và da giày vì đây đều là các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm, chỉ ba nhóm hàng này đã chiếm 40% giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, công nghệ sản xuất tự động còn khá mới, và có thể chỉ có ưu thế trong sản xuất giày thể thao với các vật liệu vải, cao su.

Đối với giày da thì còn nhiều công đoạn robot vẫn chưa làm được, nhưng ông cho rằng một khi công nghệ robot phát triển thì khả năng con người bị thay thế trong mảng giày da cũng rất cao.

"Một doanh nghiệp sản xuất da giày chịu rất nhiều chi phí như bảo hiểm y tế, phí công đoàn, tiền ăn, chỗ ở… cho người lao động. Do đó, nếu quy trình sản xuất bằng robot phát triển thì cũng không tránh khỏi cảnh doanh nghiệp sa thải bớt công nhân để tiết kiệm chi phí", ông Khánh nói.

Nhận định về xu hướng dùng robot trong sản xuất ảnh hưởng đến lao động trong nước, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cho rằng ngành thời trang khác với ngành cơ khí, điện tử - những ngành có thể được tự động hoá 100%.

“Phần lớn chúng ta vẫn còn một cảm giác gì đó khó diễn tả, phân vân khi quyết định mua một sản phẩm thời trang được sản xuất hoàn toàn bằng máy", ông Kiệt phân tích về lợi thế trước mắt của nhân công Việt Nam…

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, tự động hóa trong sản xuất thời trang đang lăm le lật đổ lợi thế cạnh tranh của những quốc gia đang phát triển sở hữu nguồn nhân công giá rẻ tại châu Á.

Việt Nam đến nay vẫn tập trung xuất khẩu tài nguyên và bán sức lao động, trong khi công cuộc đổi mới sáng tạo trong sản xuất vẫn chưa có những nét phát triển rõ rệt, chưa tạo được giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Do đó, công nghiệp Việt Nam cần có một chiến lược tự động hóa ngay tại nội địa cho ngành sản xuất nói chung và da giày nói riêng vì giá nhân công Việt Nam không thể rẻ mãi. “Về mặt tổng thể, tự động hóa sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đất nước.

Các thương hiệu quốc tế sẽ rất hài lòng khi đặt nền tảng sản xuất tại một quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa mạnh mẽ. Nhưng song song đó, Chính phủ cũng cần có giải pháp dài hơi bảo đảm vấn đề an sinh cho người lao động khi việc làm bị cắt giảm”, ông Diệp Thành Kiệt tổng kết”.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.