Bầu cử Mỹ: Nỗi lo trong “rối”, ngoài “phá”...

Bầu cử Mỹ: Nỗi lo trong “rối”, ngoài “phá”...
(PLO) - Theo tin từ báo chí Mỹ, ngày 13/9, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho biết cộng đồng tình báo nước này đang quan ngại trước những thông tin cho rằng các chính phủ nước ngoài có thể tìm cách phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới bằng các cuộc tấn công mạng. 

Nỗi lo “ngoài phá” này diễn ra trong bối cảnh nội tình bầu cử của nước Mỹ vốn đã và vẫn đầy rối ren liên quan đến hai ứng cử viên D.Trump và H.Clinton... 

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ John McCain trong cuộc điều trần cùng ngày, Giám đốc NSA Mike Rogers cho biết các cơ quan tình báo Mỹ thật sự quan ngại nguy cơ này.

Nỗi lo tin tặc

Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách tình báo Marcel Lettre xác nhận Chính phủ Mỹ đang “nghiêm túc” đánh giá những hành động như vậy và mở cuộc điều tra về vấn đề này. Cùng ngày, người đứng đầu Ủy ban Toàn quốc của đảng Dân chủ Mỹ (DNC) đã cáo buộc tin tặc Nga xâm nhập hệ thống máy tính của ủy ban này. Vụ việc trên xảy ra sau vụ rò rỉ thông tin về một vụ tấn công tương tự hồi tháng 7 vừa qua nhằm vào hệ thống máy tính của đảng Dân chủ của Mỹ.

Theo các quan chức an ninh Mỹ cho biết, kể từ năm ngoái, tin tặc đã thâm nhập hệ thống máy tính của DNC và ủy ban phụ trách tranh cử của ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton. Những quan chức này cho rằng tin tặc từ Nga hoặc những người được chính quyền Nga ủy quyền đứng đằng sau hành động tấn công trên. Kết luận này đã dẫn tới việc một số chính khách đảng Dân chủ kêu gọi chính quyền Tổng thống Barack Obama công khai quy trách nhiệm cho Nga. Cho đến nay, chính quyền Nga luôn bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ đứng đằng sau các vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ.

Điều tra Quỹ Donald Trump

Ngày 13/9, cơ quan tư pháp thành phố New York thông báo đã mở cuộc điều tra đối với Quỹ Donald J. Trump Foundation nhằm đảm bảo rằng tổ chức từ thiện của ứng cử viên đảng Cộng hòa này đang hoạt động đúng luật pháp tại New York. 

Theo đó, Giám đốc cơ quan trên, Eric Schneiderman, một thành viên đảng Dân chủ, đã xác nhận cuộc điều tra là nhằm làm sáng tỏ một số lo ngại rằng quỹ này có thể có một số hoạt động không đúng pháp luật.

Tuyên bố trên của ông Schneiderman được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các Hạ nghị sĩ của đảng Dân chủ yêu cầu điều tra hình sự đối với một khoản quyên tặng bất hợp pháp trị giá 25.000 USD từ quỹ từ thiện của ông Trump dành cho một nhóm chính trị ủng hộ ông Pam Bondi, người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Florida. Việc quyên tặng này được thực hiện sau khi văn phòng của ông Bondi thông báo đang cân nhắc đưa ra các hành động pháp lý chống lại Đại học Trump. 

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 đang bước vào giai đoạn nước rút và chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa ông Trump sẽ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp với đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton tại New York. Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump tuyên bố phát ngôn của ông Schneiderman là nhằm mục đích chính trị.

Obama bênh vực H.Clinton

Trong bối cảnh với ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phải tạm ngừng chiến dịch vận động tranh cử, ngày 13/9, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài diễn thuyết tái khẳng định sự ủng hộ đối cựu Ngoại trưởng Mỹ, đồng thời phản bác những chỉ trích mà ông cho “không công bằng” đối với nữ chính khách 68 tuổi này.

Trước đó, bà Clinton đã phải hủy chiến dịch vận động ở bang California sau khi cho thấy dấu hiệu sức khỏe kém tại sự kiện kỷ niệm vụ khủng bố 11/9 tại New York. Thông báo của bác sĩ Lisa Bardack, người theo dõi sức khỏe của bà Clinton, cho biết cựu Ngoại trưởng bị chẩn đoán bị viêm phổi từ hôm 9/9 song đang “hồi phục tốt” sau khi được cho dùng thuốc kháng sinh. 

Phát biểu trước 6.000 người dân tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Tổng thống Obama cho rằng bà Clinton đã “trở thành đối tượng bị xem xét khắt khe hơn và phải hứng chịu những chỉ trích bất công hơn bất cứ ai khác ở đây”. Ông lập luận rằng so với đối thủ Trump, bà Clinton đã thể hiện sự minh bạch hơn khi cung cấp các tài liệu về sức khỏe và tài chính, cũng như công khai hồ sơ thuế cá nhân - điều mà ứng cử viên của đảng Cộng hòa từ chối.

Ông cũng cho biết Quỹ Clinton của gia đình cựu Đệ nhất phu nhân đã “cứu sống vô số cuộc đời trên khắp thế giới”, trong khi ông Trump lại dùng tiền của quỹ từ thiện để trục lợi cho riêng mình. Tổng thống Obama cáo buộc giới truyền thông đã bỏ qua cho Donald Trump dù doanh nhân 70 tuổi này thường xuyên có những phát ngôn gây tranh cãi.

Tổng thống Obama đã ca ngợi bà Clinton là ứng cử viên sáng giá nhất để đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Nhà Trắng, trong khi công kích ông Trump không đủ phẩm chất để nắm giữ cương vị này. Ông còn chỉ trích tỷ phú Trump không thực sự quan tâm và luôn xa rời cuộc sống của người lao động Mỹ. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.