Nhiều hoạt động tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9

Hình ảnh cờ Mỹ được kéo lên tại địa điểm xảy ra vụ tấn công ở New York, vào năm 2001 được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia 11/9 Mỹ
Hình ảnh cờ Mỹ được kéo lên tại địa điểm xảy ra vụ tấn công ở New York, vào năm 2001 được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia 11/9 Mỹ
(PLO) - Nước Mỹ hôm qua (11/9) tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ các nạn nhân trong các vụ tấn công khủng bố chết chóc nhất trên đất Mỹ xảy ra 15 năm trước.

Theo AFP, gần 3.000 người đã thiệt mạng vào ngày 11/9/2001, khi 19 kẻ đánh bom liều chết thuộc tổ chức khủng bố Al-Qaeda cướp 4 máy bay chở khách và đâm vào tòa Tháp đôi ở New York, Lầu Năm Góc ở Washington và một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania. Đây là vụ tấn công do người nước ngoài thực hiện trên đất Mỹ đầu tiên xảy ra trong gần 2 thế kỷ. 

15 năm sau vụ việc, một lễ tưởng niệm được tổ chức tại Đài tưởng niệm 11/9 được xây dựng ở Vùng đất số 0 trên nền đất vốn là nơi tọa lạc Trung tâm thương mại thế giới ở New York. 

Lễ tưởng niệm bao gồm 6 khoảnh khắc mặc niệm để đánh dấu những thời khắc khi 2 chiếc máy bay đâm vào 2 tòa nhà Tháp đôi, khi mỗi tòa tháp sụp đổ cũng như thời khắc Lầu Năm Góc bị tấn công và khi chuyến bay số 93 rơi xuống Pennsylvania.

Trong lần mặc niệm đầu tiên vào lúc 8h46 phút, là thời điểm chuyến bay mang số hiệu số 11 đâm vào tòa tháp phía Bắc, các nhà thờ ở New York đã được đề nghị đồng loạt rung chuông. Tại lễ tưởng niệm này, tên của tất cả những người đã thiệt mạng cũng được lần lượt đọc lên.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dành một phút mặc niệm tại Nhà Trắng cùng các quan chức khác của Mỹ trước khi dự lễ tưởng niệm được tổ chức tại Lầu Năm Góc và có bài phát biểu tại sự kiện này.

Trong bài phát biểu hàng tuần hôm 10/9, 1 ngày trước lễ kỷ niệm, ông Obama đã kêu gọi người Mỹ đoàn kết trong cuộc chiến chống khủng bố. “Đối mặt với chủ nghĩa khủng bố, cách thức phản ứng của chúng ta mới là vấn đề. Chúng ta không thể để cho người khác chia rẽ. Chúng ta không thể phản ứng theo những cách thức có thể xói mòn kết cấu xã hội của mình”, ông Obama nói.

Ông George W. Bush – người đang là Tổng thống Mỹ tại thời điểm xảy ra vụ tấn công không tham dự các lễ tưởng niệm ở New York hay Washington. Thay vào đó, ông đã đi nhà thờ ờ Dallas, Texas và tham gia một nghi lễ có liên quan khác.

Lễ kỷ niệm 15 năm vụ tấn công khủng bố diễn ra trong lúc nước Mỹ đang tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống được xem là cuộc “so găng” giữa bà Hillary Clinton – người đang là Thượng nghị sỹ New York tại thời điểm xảy ra các vụ tấn công và tỉ phú đến từ Manhattan Donald Trump. Cả 2 ứng viên đều tham gia lễ kỷ niệm ở New York.

Vụ tấn công ngày 11/9/2001 không chỉ làm chấn động nước Mỹ và còn thay đổi thế giới mãi mãi. Cho đến nay, các nước ở khu vực Trung Đông, từ Libya tới Syria đã bị nhấn chìm trong chiến tranh, tạo mảnh đất màu mỡ cho các nhóm có liên kết với Al-Qaeda phát triển, đồng thời cũng khiến châu Âu phải sống trong cảnh lo sợ sau nhiều vụ tấn công lấy cảm hứng từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

15 năm sau vụ khủng bố 11/9, bản thân nước Mỹ cũng vẫn chìm trong các cuộc chiến tranh và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong nước và ở nước ngoài mà chưa biết bao giờ mới kết thúc, dù dưới thời của ông Obama thì nguồn lực cũng như tổn thất của nước Mỹ cho cuộc chiến này đã giảm đáng kể. 

1 ngày trước các sự kiện trên, hôm 10/9, theo BBC, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật “Công lý chống tài trợ khủng bố”, cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công 11/9/2001 khởi kiện chính phủ Ả rập Xê-út. Trước đó, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này vào hồi tháng 5. Sau khi dự luật được 2 viện thông qua, Tổng thống Obama sẽ có 10 ngày để thông qua hoặc bác bỏ dự luật này.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.