Nước Mỹ đánh dấu 15 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9

(PLO) - Ngày 11/9, tên của gần 3.000 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ cách đây 15 năm sẽ một lần nữa được đọc lên tại Khu vực số 0 (Ground Zero), nay là Bảo tàng Tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9 và khu Trung tâm Thương mại Thế giới mới tại thành phố New York.
Nhân viên cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt dưới những đống đổ nát tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Nhân viên cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt dưới những đống đổ nát tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Lễ tưởng niệm tại New York sẽ có 6 phút im lặng, đánh dấu sáu thời khắc kinh hoàng của vụ khủng bố 15 năm trước, bao gồm thời điểm hai máy bay đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, khi hai tòa tháp này sụp đổ, khi Lầu Năm Góc bị tấn công và khi chuyến bay 73 lao xuống một cánh đồng ở Pennsylvania.

Trong phút im lặng đầu tiên lúc 8 giờ 46 ngày 11/9 giờ địa phương (tức tối theo giờ Việt Nam), toàn bộ chuông các nhà thờ ở New York sẽ rung lên để tưởng niệm giây phút chuyến bay số 11 của Hãng hàng không American Airlines đâm vào tòa tháp phía Bắc 15 năm trước. Dự kiến, cả hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ là bà Hilary Clinton và ông Donald Trump sẽ đều tham dự sự kiện này.

Tham gia lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc ở Thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây. Trước đó, trong một bài phát biểu hàng tuần ngày 10/9, Tổng thống Obama nhấn mạnh cách thức phản ứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đối phó với khủng bố. Ông Obama khẳng định "Chúng ta không thể nhân nhượng với những người sẽ chia rẽ chúng ta. Chúng ta không thể phản ứng theo cách có thể bào mòn kết cấu của xã hội chúng ta."

Trong vụ tấn công ngày 11/9/2001, từ lúc 8 giờ 46-10 giờ 3 phút, những kẻ không tặc đã khống chế và cướp bốn máy bay dân dụng Mỹ lần lượt đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York, Lầu Năm Góc và một khu vực gần Shanksville, bang Pennsylvania.

Trùm khủng bố Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda đã nhận gây ra vụ tấn công. Sau vụ khủng bố, Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu và mở cuộc chiến tại Afghanistan. Tới tháng 5/2011, đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden trong cuộc đột kích tại Abbottabad, Pakistan.

Sự kiện 11/9/2001 đến nay được coi là một cột mốc trong nền chính trị thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, để lại nhiều tác động lâu dài. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng sự kiện 11/9 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại - thời kỳ Hậu hiện đại.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.