Nghị lực phi thường của góa phụ mang bạo bệnh nuôi 2 con thơ

Chị Nguyệt nói về căn bệnh quái ác của bản thân.
Chị Nguyệt nói về căn bệnh quái ác của bản thân.
(PLO) -Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị Nông Thị Nguyệt (SN 1987, ngụ thôn 6, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) một lần nữa ngã quỵ khi phát hiện bản thân mang trong mình căn bệnh “ung thư niêm mạc má”. Trong mái ấm nhỏ đó, chị Nguyệt phải gắng gượng vươn lên để chiến thắng bệnh và có thêm nghị lực để nuôi hai con thơ.

Chuyện tình bi thương

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, ngày còn trẻ chị Nguyệt là một thành viên hăng hái trong các hoạt động đoàn, hội ở địa phương. Trong lần đoàn thanh niên tổ chức chương trình giao lưu, chị Nguyệt quen và thương thầm trộm nhớ anh Lục Văn Ban (SN 1984), chàng trai ở xã bên.

Sau thời gian tìm hiểu, được sự đồng thuận của hai bên gia đình, năm 2006, anh và chị nên duyên vợ chồng. Cũng giống như chị Nguyệt, anh Ban sinh ra trong một gia đình đông con nên cuộc sống gia đình còn nhiều khốn khó.

Ngày mới cưới vợ, sống chung với bố mẹ, nhiều lần anh tự trách bản thân khôn lớn nhưng vẫn để cha mẹ phải lo lắng. Anh từng ước ao có được một ngôi nhà nhỏ, đưa vợ con ra ở riêng cho bố mẹ đỡ phải bận lòng.

Không nghề nghiệp ổn định, sau khi kết hôn, hàng ngày, ngoài công việc nương rẫy trong nhà, hai vợ chồng chị Nguyệt ai thuê gì làm nấy: hái cà, hái tiêu, bón phân… còn anh Ban chủ yếu đi đập đá thuê để kiếm tiền.

Tần tảo sớm hôm, hai năm sau, anh chị cũng dành dụm được một ít tiền, cùng với sự hỗ trợ của hai bên gia đình nội ngoại, cuối cùng vợ chồng chị Nguyệt cũng làm được một căn nhà nhỏ để ra ở riêng. Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ cứ thế êm đềm trôi qua trong hạnh phúc.

Bất hạnh thay, năm 2010, trong một lần đi làm vườn, anh Ban bị tai nạn sét đánh qua đời. Lúc đó, chị Nguyệt vừa sinh con bé thứ 2 được hai tháng nên chỉ quanh quẩn ở nhà, mọi việc nương rẫy đều do chồng cáng đáng. Hơn nữa, sức khỏe chị lúc đó cũng sa sút.

“Trước khi đi làm, anh Ban còn nói: “đợi thu xếp xong việc mùa màng anh sẽ đưa em đi TP. HCM khám bệnh”. Hôm đó trời mưa rất to, nhưng vì muốn lo cho xong việc nên anh cố tranh thủ làm. Khi thấy có tiếng sét, mấy người ở gần đó tưởng chồng tôi đã về rồi, khoảng 10 phút sau, người anh họ không biết nghĩ sao lại chạy đến kiểm tra thì phát hiện chồng tôi đã nằm sõng soài dưới đất...”, chị Nguyệt buồn bã kể.

Chồng mất quá đột ngột. Đứa con thứ từ khi sinh ra chưa kịp cất tiếng gọi cha. Mất đi người chồng, người cha là trụ cột trong gia đình, mấy mẹ con bơ vơ không biết sẽ sống những tháng ngày tiếp theo như thế nào. Tuy nhiên, đau thương chưa dừng lại ở đó.

Bạo bệnh dồn dập

Từ khi mang thai, chị Nguyệt thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu, xưng mặt, miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi bất thường. Đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, các bác sĩ ở đây cho biết chị bị viêm mô má tế bào. Nhưng vì lúc đó đang trong giai đoạn thai kỳ nên chị chỉ được phép uống những thuốc nhẹ để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Cảm thấy bệnh tình ngày càng nặng, dự định sau khi sinh, chị cùng chồng sẽ đi TP.HCM thăm khám nhưng một lần nữa chị phải trì hoãn việc chữa bệnh để lo mai táng cho chồng.

Nhờ sự động viên của bạn bè, người thân, sau đó chị Nguyệt quyết định vào Bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM) khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết chị mắc bệnh ung thư niêm mạc má. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, chị Nguyệt không tránh khỏi sự suy sụp. Bản thân sao cũng đành, nhưng nghĩ đến hai con thơ người mẹ nào không đau đớn, xót xa.

Đưa tay lau hai hàng nước mắt đang chảy dài trên đôi gò má hốc hác đen sạm, chị Nguyệt tâm sự: “Thấy tôi bất cần, không ăn không ngủ, mọi người trong nhà ai cũng lo lắng, động viên, rồi những bệnh nhân nằm chung phòng bệnh họ đến an ủi, khuyên nhủ tôi nhiều lắm. Nhờ vậy, tôi đã quyết định cố gắng điều trị, với hy vọng sẽ bớt bệnh, tới đâu hay tới đó, hai đứa nhỏ đã mất cha, tôi không thể bỏ cuộc, bỏ chúng ở lại mà đi được”.

Ban đầu, chị Nguyệt được cho điều trị 6 toa hóa chất. Kết thúc đợt điều trị, căn bệnh của chị vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau đó, các bác sĩ quyết định tiến hành xạ trị. Trải qua 20 lần xạ trị, sức khỏe của chị Nguyệt có dấu hiệu ổn định hơn. Đáng buồn thay, gần 3 tháng sau, phần xương hàm của chị Nguyệt bị hoại tử, không còn cách nào khác, các bác sĩ phải cắt hết phần hàm bên phải của bệnh nhân. Sau đó lấy một phần thịt nơi cổ đắp lên để tạo hình.

Hiện nay, hàng tháng, chị Nguyệt đều phải khăn gói vào TP. HCM thăm khám định kỳ. Từ sau khi mổ, khuôn mặt người phụ nữ bất hạnh ấy không những trở nên dị dạng, mà đến việc nói chuyện, ăn uống cũng trở nên khó khăn, chủ yếu ăn cháo cho qua bữa. Mỗi khi có việc đi đâu, chị đều bịt kín mặt rồi mới dám ra ngoài. Các bác sĩ vẫn động viên chị cố gắng giữ gìn sức khỏe, sau này nếu có điều kiện có thể tiến hành cấy ghép hàm nhân tạo.

Trải qua bao biến cố nhưng số phận nghiệt ngã vẫn tiếp tục đeo bám mái ấm nhỏ chẳng chịu buông tha. Thấy con gái lớn gần đây thường xuyên kêu mệt mỏi, khó thở, trong nỗi lo lắng chị đưa con đến bệnh viện khám, một lần nữa chị không thể tin vào mắt mình, kết quả cho thấy con gái chị mắc chứng rối loạn nhịp xoang, hở van ba lá 1/4. Nhìn các con mà lòng nghẹn đắng, chị không biết phải đối mặt với sự thật này như thế nào? Trong nỗi dằn vặt, chị tiếc nuối giá như con gái chị được sinh ra ở một gia đình có điều kiện hơn thì cuộc đời con sẽ khác.

Ngôi nhà nhỏ nơi ba mẹ con chị Nguyệt sinh sống.

Ngôi nhà nhỏ nơi ba mẹ con chị Nguyệt sinh sống.

Vượt qua nỗi đau

Ngặt nỗi hai bên gia đình nội ngoại đều khó khăn không thể giúp chị được nhiều. Hàng ngày, chị gửi con cho bà nội chăm sóc, ngoài thời gian đi chữa bệnh, chị chỉ có thể quanh quẩn việc nhà, cắt cỏ nuôi bò (do nhà nước hỗ trợ - PV). Để có tiền chữa trị, chị phải chạy vạy khắp nơi, may mắn, hàng xóm, bạn bè, người thân thương tình cho mượn. Bên cạnh đó, chị còn làm đơn vay của Hội phụ nữ 30 triệu đồng để trang trải thêm.

Năm 2015, chị Nguyệt một lần nữa phải bước lên bàn mổ để chống chọi với chứng đục thủy tinh thể. Hiện nay, dù đã được mổ nhưng đôi mắt của chị vẫn không thể nhìn rõ, tuyến nước mắt bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết chị bị Viêm xoang hàm nặng. Theo chỉ định, hàng ngày, chị phải nhỏ nước mắt nhân tạo, uống thuốc đều đặn. Mọi chi phí khám chữa của hai mẹ con hàng tháng lên tới gần chục triệu đồng.

Dù khó khăn, nhưng chị Nguyệt vẫn động viên hai con nhỏ đến trường. Hiện nay, con gái lớn của chị đã học lớp 3, bé nhỏ lên lớp 1, không có bố bên cạnh đã đành, mẹ chúng từng ngày phải trống chọi với bạo bệnh, không thể kèm cặp các em đến nơi đến chốn.

Điều chị lo lắng nhất hiện nay là căn bệnh tim của cô con gái lớn. Chị cho biết: “Trước mắt, việc học của bé bị ảnh hưởng rất nhiều, còn sau này, tôi không biết phải làm sao để có điều kiện chữa trị cho con trong khi bản thân mình đang như vậy”.

Trao đổi với phóng viên, bà Định Thị Xoan, Chi hội Trưởng Hội phụ nữ thôn 6 (xã Ea Hu, Huyện Cư Kuin) cho biết: “Hoàn cảnh gia đình cô Nguyệt thật sự rất khó khăn, cần được giúp đỡ. Chồng mất, bản thân cô ấy lại mang bạo bệnh, các con còn nhỏ, đứa lớn cũng mang bệnh, thật sự rất đáng thương. Đại diện ban tự quản thường xuyên đến thăm hỏi, giúp đỡ tận tình, nhưng các chị em trong vùng đa phần còn khó khăn nên chủ yếu chỉ giúp đỡ về công sức, khi góp gạo, khi quả trứng. Ai có gì thì góp đó. Rất mong các cá nhân, cơ quan, ban ngành tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình cô Nguyệt”.

Bạn đọc có tấm lòng hảo tâm muốn giúp đỡ nhân vật xin gửi về địa chỉ: Chị Nông Thị Nguyệt, địa chỉ: thôn 6, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. SĐT: 01663248486

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.