Nghề “phụ tá công lý”

Nghề “phụ tá công lý”
(PLO) - Chức năng chính của Thừa phát lại trong giai đoạn những năm 30 đầu thế kỷ 19 là “phụ tá công lý”, hỗ trợ các cơ quan tòa án, cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng như tống đạt, sưu tập và bổ sung chứng cứ, hỗ trợ hoạt động thi hành án, hỗ trợ luật sư biện hộ trước tòa. 

Hoạt động thừa phát lại, nguồn gốc tiếng Pháp là “Huissier”, được cho là xuất hiện tại Việt Nam cùng với Hiệp ước ngày 5/6/1862 Vua Tự Đức nhượng lại cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ để Pháp trực tiếp áp đặt chế độ cai trị thực dân. Sau này, hoạt động Thừa phát lại được ghi nhận rộng rãi tại Nam Kỳ (Bộ Dân sự tố tụng Việt Nam năm 1910), ở Trung Kỳ (Bộ Dân luật Trung năm 1936-1939, ở Bắc Kỳ (Bộ Dân luật Bắc 1931). 

Chức năng chính của Thừa phát lại trong giai đoạn này là “phụ tá công lý”, hỗ trợ các cơ quan tòa án, cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng như tống đạt, sưu tập và bổ sung chứng cứ, hỗ trợ hoạt động thi hành án, hỗ trợ luật sư biện hộ trước tòa. 

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam bộ nếu “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”.

Trên cơ sở đó, Nghị định số 37 ngày 30/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, văn bản đặt cơ sở đầu tiên cho việc tổ chức Bộ Tư pháp quy định Ban Công lại thuộc Phòng Giám đốc hộ vụ có nhiệm vụ quản lý hoạt động thừa phát lại.

Đến ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 13, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới quy định “Ban Tư pháp có quyền thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên, bao gồm cả bản án, quyết định của tòa án”.

Như vậy, trong những năm đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự đã được hình thành và tồn tại song song hai lực lượng thi hành án là Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã. Hoạt động thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến cuộc cải cách tư pháp năm 1950.

Sau thời gian dài vắng bóng, hoạt động thừa phát lại được ghi nhận trở lại tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng.

Theo đó, để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, cần phải “xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” và “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt, tổ chức thí điểm tại một số địa phương, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Triển khai chủ trương nêu trên, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Thừa phát lại được quan niệm là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Phạm vi hoạt động thừa phát lại bao gồm thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự hay trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự. 

Đến nay, tại 13 địa phương triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại, có 53 văn phòng thừa phát lại với 134 thừa phát lại, 295 thư ký nghiệp vụ và 214 nhân viên. Về kết quả, tính đến ngày 30/9/2015, các văn phòng thừa phát lại đã tống đạt được 939.544 văn bản, lập 42.911 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 885 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, đạt tổng doanh thu là gần 136 tỷ đồng.

Có thể nói, qua thí điểm, chế định Thừa phát lại đã chứng tỏ được tính đúng đắn và được xã hội đón nhận, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chính thức chế định này trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 cho phép thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.