Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ GD&ĐT công bố, Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất với điểm trung bình tăng từ 6,501 điểm năm 2023 lên 6,959 điểm năm 2024 (từ thứ 22 tăng lên thứ 12/63 tỉnh, thành). Đây là kết quả đáng ghi nhận của ngành Giáo dục Nghệ An khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi, chất lượng học sinh không đồng đều.

Nghệ An dù thường xuyên ghi danh trong tốp đầu đào tạo học sinh mũi nhọn nhưng chất lượng đại trà lại ở nửa sau của cả nước, thậm chí có những môn được xem là “vùng trũng” của ngành giáo dục tỉnh như ngoại ngữ. Trước năm 2020, Nghệ An chưa vượt qua vị trí thứ 35/63 tỉnh, thành tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng mấy năm gần đây, kết quả này liên tục có sự bứt phá.

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tỉnh Nghệ An lần đầu tiên cán mốc thứ 20 của cả nước, tăng 14 bậc so với năm 2021. Năm 2023, kết quả thi tốt nghiệp giữ ổn định, xếp thứ 22/63 tỉnh thành. Và đến năm 2024, Nghệ An tiếp tục tăng 10 bậc, xếp thứ 12. Đặc biệt, nhiều em đạt điểm cao là học sinh những trường có chất lượng đầu vào tương đối thấp hoặc ở vùng miền núi khó khăn như Tương Dương, Quỳ Châu...

Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An cho biết, đây là kết quả rất đáng mừng của ngành Giáo dục tỉnh nhưng cũng không bất ngờ bởi Nghệ An đã có một quá trình nâng cao chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Một "lớp" ôn thi tại khuôn viên trường của học sinh Nghệ An. Nguồn: Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An

Một "lớp" ôn thi tại khuôn viên trường của học sinh Nghệ An. Nguồn: Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An

Năm học này là năm thứ 3 Sở triển khai và hoàn thành đề tài “Giải pháp đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An” - công trình vừa được trao giải đặc biệt giải Sáng tạo Khoa học và Công nghệ năm 2023.

Một trong những điểm nổi bật của đề tài là cam kết chất lượng đầu ra tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, mỗi nhà trường có thể xây dựng chuẩn đầu ra và cam kết khác nhau.

Để đạt được kết quả đã cam kết, cả thầy và trò đều cần đề ra những giải pháp trong dạy, học, hướng tới học thật, thi thật và sản phẩm thật. Các trường đều rất quan tâm chăm lo đổi mới phương pháp dạy học, gắn với đối tượng học sinh cụ thể.

Mặt khác, từ năm học 2019-2020, Sở đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động phong trào "Phòng giúp phòng", "Trường giúp trường", "Tổ bộ môn giúp tổ bộ môn" giữa các đơn vị ở vùng thuận lợi, có truyền thống dạy học tốt, giúp đỡ các đơn vị ở miền núi cao. Nhiều giáo viên trường miền xuôi đã ngược núi để hỗ trợ trường vùng cao ôn thi tốt nghiệp THPT với tinh thần tự nguyện.

Những lớp học sáng đèn trong phong trào “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” tại Nghệ An.

Những lớp học sáng đèn trong phong trào “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” tại Nghệ An.

Đặc biệt, năm nay ngành Giáo dục Nghệ An còn triển khai phong trào thi đua “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024”, thời gian thực hiện từ trung tuần tháng 3 đến khi kết thúc kỳ thi là cuối tháng 6/2024. Hàng nghìn tiết dạy miễn phí và các lớp phụ đạo cho học sinh yếu kém đã được tổ chức.

Nhiều giải pháp, cách làm hay phù hợp với từng đơn vị, từng môn thi và từng đối tượng học sinh đã được triển khai. Các thầy cô còn vận động được nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ nước uống, sữa, bánh “bồi dưỡng” cho các sĩ tử trong quá trình ôn thi...

Có thể nói, cùng với nỗ lực của ngành Giáo dục thì cả hệ thống chính trị và người dân, phụ huynh, học sinh đã cùng quyết tâm để đạt kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng tốt nghiệp THPT.

Ông Nguyễn Trọng Hoàn cũng chia sẻ, hiện có ý kiến băn khoăn về vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh có nhiều phương thức xét tuyển đại học khác. Tuy nhiên, theo ông Hoàn, kỳ thi này vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, với các mục tiêu: Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Với cách xây dựng đề thi hướng tới việc đánh giá năng lực người học, có độ phân hóa thì việc sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT vào xét tuyển tại các trường vẫn là hình thức được Bộ GD&ĐT đánh giá là đảm bảo an toàn cao nhất đối với các cơ sở khi có thanh tra, kiểm tra đầu vào và giúp đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh một cách toàn diện.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...