“Ngày Pháp luật” như một biểu tượng của sức mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Đó là khẳng định của GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN khi trao đổi với PLVN.

Theo GS, “Ngày Pháp luật” cần thiết như thế nào cho doanh nhân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng?
- Doanh nhân và doanh nghiệp cần “Ngày Pháp luật” như một biểu tượng của sức mạnh kiến tạo mà pháp luật mang đến cho xã hội, nhất là xã hội dân chủ. Đối với doanh nghiệp, doanh nhân cũng như đối với mọi người dân, pháp luật như một giá trị mà càng hiểu biết về nó, càng nhận thức rõ bản chất và chức năng của nó thì càng cảm nhận sâu sắc rằng, không thể thiếu pháp luật trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, doanh nhân, doanh nghiệp cần đến pháp luật chứ không chỉ “Ngày Pháp luật”. Đương nhiên, “Ngày Pháp luật” có ý nghĩa rất lớn vì sự tồn tại của tác động đối với nhận thức của xã hội, đối với việc nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của người dân. “Ngày Pháp luật” nhắc nhở chúng ta rằng xã hội đang thượng tôn pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 
GS.TS Lê Hồng Hạnh
GS.TS Lê Hồng Hạnh 
Nhân “Ngày Pháp luật”, tôi nghĩ nhiều đến doanh nghiệp, doanh nhân. Đất nước không thể phát triển nếu thiếu doanh nhân, doanh nghiệp. Ai tạo việc làm cho người dân, ai tạo ra của cải vật chất cho xã hội và “nuôi” bộ máy nhà nước? Xã hội nào cũng cần đến doanh nhân và những doanh nghiệp mà họ tạo lập. Cha ông ta từng nói “phi thương bất phú” cũng theo nghĩa này. Doanh nhân là những người mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro khi bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. Chấp nhận rủi ro, dám đối mặt với thách thức là tố chất đặc trưng của doanh nhân. Tuy nhiên, chấp nhận những rủi ro thương trường, của những tính toán cơ hội chi phí thì không nguy hiểm bởi vì sự thất bại chỉ là sự mất mát tiền của. Điều đáng lo là có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đối mặt với những rủi ro pháp lý. Những rủi ro này quá đáng ngại, song vì lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nhân đã bất chấp.
Thực tế thì nhiều doanh nghiệp đã phải chịu những hậu quả đáng tiếc khi thiếu hiểu biết pháp luật?
- Xin kể ra đây một số loại rủi ro đã đưa nhiều doanh nhân đến những thất bại toàn diện. Biết rằng sử dụng các loại hóa chất độc hại để sản xuất và bảo quản lương thực, thực phẩm là sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng, là nguy cơ bị cộng đồng và người tiêu dùng tẩy chay nhưng nhiều doanh nhân vẫn cứ làm. Khi bị phát hiện và xử lý thì các doanh nhân này đã phải ngồi “bóc lịch” trong trại giam. Nhiều doanh nhân biết rõ việc nhập khẩu sừng tê giác, ngà voi là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, công ước quốc tế về chống buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước CITES) song vẫn tìm cách thực hiện bằng phương thức nhập khẩu các mặt hàng và để lẫn sừng tê giác hay ngà voi trong đó. Hậu quả là, các doanh nhân này bị truy tố hình sự. Đó là những trường hợp doanh nhân bất chấp rủi ro pháp lý. Cũng có không ít doanh nhân do thiếu hiểu biết, chủ quan dẫn đến đối mặt với nhiều vụ kiện mà phần thua chắc chắn nhiều hơn phần thắng. Trong rất nhiều vụ xử các tranh chấp quốc tế, nhiều doanh nhân thua vì thiếu quan tâm thỏa đáng tới rủi ro pháp lý. Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài rồi không thực hiện và cũng không có những giải pháp cần thiết để giảm nhẹ hậu quả. Cứ ngây thơ nghĩ rằng họ ở nước ngoài, ta ở đất của ta, họ làm gì được? Có doanh nhân ký hợp đồng mua hàng nghìn tấn báo cũ từ đối tác nước ngoài. Ký xong hợp đồng rồi không thực hiện, bị xử thua và bị cưỡng chế thi hành, mất hàng trăm nghìn USD bởi một chữ ký vô duyên như vậy. Doanh nhân của ta thua đau lắm trước các đối tác nước ngoài đã quá trải nghiệm các rủi ro pháp lý. Nói chung là có rất nhiều rủi ro pháp lý mà doanh nhân cần tránh. 
Vì thế, nhân “Ngày Pháp luật”, muốn chia sẻ với doanh nhân một ý rằng: Đừng coi thường rủi ro pháp lý vì cái giá phải trả là cả sự nghiệp và gia sản.
Có ý kiến cho rằng, việc tổ chức học tập pháp luật nói chung, trong doanh nghiệp nói riêng chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng?
- Tôi không nghĩ như vậy. Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất có Luật Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Cũng có lẽ chỉ Việt Nam là quốc gia duy nhất có Chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Như vậy, chủ trương, chính sách đã có rồi, vấn đề quan trọng là việc thực hiện ra sao. Tôi nghĩ quan trọng là phải tăng cường tính chủ động, sáng tạo của chính bản thân doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp.
Xin cảm ơn GS!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

Đọc thêm

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025
(PLVN) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) đã tiết lộ những dự án dự kiến sẽ được đơn vị này đầu tư trong năm 2025.

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom.

Năm 2025 sẽ là một năm khởi sắc với doanh nghiệp

Theo ông Trần Đăng Nam, chúng ta đang có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. (Ảnh trong bài: Đoan Trang)
(PLVN) - 2024 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng bức tranh nền kinh tế đã có những gam màu tươi sáng hơn. Trong năm 2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh được các chuyên gia dự báo sẽ ổn định và tăng tốc phát triển. Sự phục hồi và tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tư duy sáng tạo và nắm bắt cơ hội của các DN.

Biến 'sa mạc' khô hạn thành những vườn xanh tươi tốt

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) - Ninh Thuận và Bình Thuận có tiếng là nắng, gió, cát khắc nghiệt, ít mưa như “sa mạc”, là những yếu tố “kẻ thù” của nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đã thay đổi, biến những vùng đất khô hạn thành những vườn xanh tốt tươi.