Ngày lịch sử của ngành Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự

Ngày lịch sử của ngành Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự
(PLO) - Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới, quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Điều thứ 3 Sắc lệnh quy định Ban Tư pháp có trách nhiệm “Thi hành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên”. 

Đây là Sắc lệnh đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự (THADS) tại Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định hoạt động THADS đã sớm trở thành công cụ quan trọng tham gia bảo vệ chính quyền nhân dân ngay từ những ngày đầu của cách mạng.

Cũng cần lưu ý, trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam bộ với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Cộng hòa”, hoạt động thừa phát lại được hình thành ở nước ta từ năm 1910 theo Nghị định ngày 9/3/1910 của Toàn quyền Đông Dương đã tiếp tục được duy trì đến năm 1950. Như vậy, trong những năm đầu của Nhà nước cách mạng, tổ chức hoạt động THADS đã hình thành và tồn tại song song hai lực lượng là Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã.

Trong thời gian từ ngày 31/5 đến 21/9/1946, thực hiện cuộc đấu tranh ngoại giao bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp dự Hội nghị đàm phán Fontainebleau nên giao quyền Chủ tịch nước  cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo lời kể, tại Bắc Bộ phủ, trước khi bước lên ô tô ra sân bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay nhà cách mạng lão thành Huỳnh Thúc Kháng và nói: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ ở cụ cùng với anh em giải quyết cho. Mong cụ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Ngày 19/7/1946, chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 130 ấn định thể thức thi hành phải ghi trên các bản toàn sao hay trích sao án hoặc mệnh lệnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe ký Phó thự và được đăng trên Việt Nam Dân quốc Công báo năm 1946 trang 397. Đây là Sắc lệnh quy định những thủ tục riêng, cụ thể và khá độc lập về thẩm quyền, thể thức và quy trình thi hành án, cụ thể: 

Thứ nhất, việc thi hành án là mệnh lệnh được “truyền” từ Chủ tịch Chính phủ, người giữ vị trí đứng đầu của đất nước ta, qua đó, thể hiện sự quan tâm, ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của công tác thi hành án. Thứ hai, khẳng định việc các cấp chính quyền phải có trách nhiệm giúp đỡ, chịu trách nhiệm thi hành mệnh lệnh, bản án, cho dù việc thi hành do Thừa phát lại hay Ban Tư pháp tiến hành. 

Báo cáo về hoạt động của Bộ Tư pháp từ ngày thành lập chính quyền nhân dân - nhân dịp Đại hội Việt Minh năm 1949 (Bộ trưởng Vũ Đình Hòe ký ngày 21/8/1949) khẳng định, giai đoạn từ 02/9/1945-24/01/1946 là giai đoạn đất nước ta nghiên cứu tổ chức tư pháp mới và từ 24/1/1946-19/12/1946 là giai đoạn đất nước ta xây dựng cơ sở của nền tư pháp dân chủ mới.

Giai đoạn 24/1-19/12/1946 tuy khá ngắn và đầy khó khăn nhưng công tác tư pháp xét xử đã đạt nhiều kết quả quan trọng, ý nghĩa. Việc hoàn thiện, phân công, phân nhiệm rành mạch trong nội bộ công tác này, trong đó có hoạt động THADS, là một “đảm bảo chắc chắn thêm cho công lý và quyền lợi của công dân”.

Tuy còn non trẻ và trong tình hình thù trong, giặc ngoài rình rập nhưng hệ thống tư pháp đã “không những dần dần được nhân dân tín nhiệm mà còn gây được uy tín cả với ngoại kiều”, một số Pháp kiều “từ chỗ ngoan cố đã đi tới chỗ tuân theo những mệnh lệnh của Tòa án Việt Nam, nhất là khi họ thấy những tòa án đó bảo vệ quyền lợi của họ một cách có hiệu lực”.

Trước thái độ cương quyết của tư pháp cũng như hoạt động THADS mà “các giá trị của sự xét xử của thẩm phán Việt Nam được công nhận”. Từ đó, Báo cáo nhận định: “Chúng ta đã bảo toàn được chủ quyền quốc gia về phương diện tư pháp, giữ được uy tín của tư pháp một nước độc lập”.

Tháng 4/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời vì bệnh trên đường đi công tác ở Quảng Ngãi. Nói về cụ, trong Thư “Gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Cụ là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao”, và bày tỏ lòng kính mến, cảm phục: “Đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ ta mời cụ ra. Tuy đã hơn 71 tuổi nhưng cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: “Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái ai cũng phải ra sức phụng sự Tổ quốc”. 

Ngày 05/3/2013, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 397/QĐ-BTP lấy ngày 19 tháng 7 hàng năm là “Ngày truyền thống THADS”. Ngày 19/7/1946 đã đi vào lịch sử ngành Tư pháp, các cơ quan THADS và lòng tự hào của các thế hệ cán bộ, công chức làm công tác THADS như thế.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).