Ngày ăn cơm từ thiện, tối ngủ gầm cầu thang chiến đấu với bệnh ung thư vú

Chị Đinh Thị Yến
Chị Đinh Thị Yến
(PLO) -Chị Yến bảo, chị bị ung thư vú gần 1 năm nay, đã trải qua 8 đợt điều trị hóa chất, một ca mổ và 2 lần xạ trị ở Bệnh viện K (cơ sở 2, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội). Chừng ấy thời gian phần lớn chỉ một thân một mình chị quay cuồng với thuốc men, hóa chất, cái gì cũng phải tự lo liệu, cáng đáng. Nhiều lúc tủi thân chị chỉ biết khóc nhưng lâu dần cũng thành quen...  
 

 

Một thân một mình

Tôi gặp chị Đinh Thị Yến (SN 1990, trú thôn Đông, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày không khí lạnh tăng cường. Nhìn chị Yến nhỏ bé, gầy gò trong tấm áo khoác mỏng không ai nghĩ chị đã là mẹ của 2 đứa con. 

Thấy tôi, chị lấy tay kéo chiếc mũ đang đội trên đầu xuống thấp hơn một chút như sợ người đối diện thấy phần tóc rụng đằng sau gáy. Đó là tác dụng phụ khi điều trị bằng hóa chất. Ngoài rụng tóc, phần da xung quanh cổ bên tay phải còn đen như bị lửa đốt. Dù chị đã cố lấy áo khoác che đi nhưng do vết đen quá rộng nên người đối diện vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy. 

Khi tôi hỏi thì mới hay da bị đen như vậy là do chị mới trải qua một ca phẫu thuật cắt bỏ ngực bên tay phải và đang trong quá trình xạ trị. Ở cổ chị hiện cũng đang có một cục hạch rất to. 

Nói đến đây, chị Yến lặng thinh một hồi rồi ném vào khoảng không những giọt nước mắt. Gần 1 năm chiến đấu với bệnh tật với chị là địa ngục bởi những khi ốm đau ai ai cũng có chồng con, người thân bên cạnh còn chị thì phần lớn chỉ một thân một mình nơi bệnh viện. Nhiều lúc tủi thân chị chỉ biết khóc nhưng lâu dần cũng thành quen.  

Số là chị Yến bị người chồng ruồng bỏ khi biết chị bị ung thư vú. Dù chị đã cố níu kéo nhưng anh vẫn quyết dứt tình vợ chồng, nghĩa phu thê để mặc 3 mẹ con chị lay lắt với bệnh tật và nghèo đói. Trước đó, chồng chị cũng đã từng một lần bỏ chị mà đi. Chị Yến bảo số chị khổ nên đành cam chịu chứ biết đổ lỗi cho ai.

Để có tiền đi chữa bệnh, mẹ chị phải tất tả đi vay, vay từ anh em cho đến ngân hàng. Đến khi chẳng còn chỗ nào có thể vay được nữa thì chị nghĩ đến chuyện buông xuôi, nhưng còn con nhỏ mẹ già biết lấy ai nương tựa, nghĩ đến đây rồi chị lại gắng gượng vượt qua từng ngày. 

Dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng vì không có tiền nên hằng ngày 3 bữa cơm chị chỉ biết trông mong vào những suất cơm từ thiện, còn tối thì ngủ gầm cầu thang bệnh viện, ngày đông gió lạnh cắt da cũng như hôm hè nóng chảy mỡ. 

Mới đây, khi Bệnh viện K đưa vào hoạt động dãy nhà lưu trú cho bệnh nhân và người nhà, chị Yến cũng như nhiều bệnh nhân khác mới may mắn không phải ngủ gầm cầu thang nữa mà chỉ mất 15 nghìn đồng/ngày để được ngủ giường và hưởng các dịch vụ khác. Thế nhưng, với chị số tiền đó cũng là quá sức bởi chị còn phải để dành tiền mua thuốc và đóng tiền học cho 2 con…

Chị Yến mới trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ ngực bên tay phải và buồng trứng
Chị Yến mới trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ ngực bên tay phải và buồng trứng 

Gia cảnh nghèo khó

Trước hoàn cảnh khó khăn của chị Yến, rất nhiều người bệnh cũng như người nhà đi chăm bệnh nhân đã ủng hộ chị, người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít để chị có tiền bồi bổ sức khỏe cũng như mua thuốc trị bệnh. Trước tấm lòng của mọi người chị Yến từ một người rụt dè, nhút nhát, ít khi chia sẻ về gia cảnh của mình đã mở lòng hơn. 

Chị kể, mình được sinh ra trong gia đình có con một bề, ở nông thôn. Năm chị học lớp 9, người bố bỏ 6 mẹ con đi biệt tăm không một lời giải thích. Một mình mẹ chị phải tảo tần, kiếm sống bằng đủ thứ nghề trên đời để nuôi 5 cô con gái khôn lớn thành người rồi lần lượt gả chồng. Năm 18 tuổi cũng là lúc vừa học xong lớp 12, chị quyết định khăn gói lên Hà Nội làm thuê lấy tiền đỡ đần mẹ.

2 năm ở đất thị thành, ai thuê gì chị làm nấy từ bưng bê cho đến rửa bát. Cũng chính trong thời gian ấy, chị quen và nên duyên vợ chồng với một người con trai ít hơn chị 2 tuổi quê Phú Thọ. Lấy nhau xong, 2 vợ chồng chị bàn với nhau tiếp tục lên Hà Nội làm thuê, được mấy tháng thì chị có bầu đứa con trai đầu lòng. Bụng mang dạ chửa, không làm được việc nặng chị về quê nương nhờ mẹ già, còn người chồng ở lại làm thuê kiếm tiền gửi về cho chị. 

Ngỡ trời thương se cho chị một người chồng trí thú làm ăn, yêu vợ thương con. Nhưng, kể từ khi chị rời Hà Nội về quê người chồng của chị thay tính đổi nết, không còn yêu thương chị như ngày nào. Dù biết chị bụng mang dạ chửa, sắp tới ngày sinh nhưng anh ta không gửi về cho chị một đồng nào mà đổ hết trách nhiệm lên đầu người mẹ vợ ở quê. Dù giận tím tái mặt mày nhưng vì thương con gái nên mẹ chị Yến nghiến răng mà chịu đựng. Đời bà hết lo cho con, giờ lại lo cho cháu, khổ muôn phần. 

Ngày qua ngày, chị sinh con cũng đã được hơn 1 năm, chị tính để con lại cho mẹ chăm sóc còn mình lên Hà Nội kiếm tiền. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, lên Hà Nội làm thuê được vài tháng chị lại có bầu đứa con thứ hai. Lần này cũng là một bé trai kháu khỉnh. B

iết kinh tế giá đình khó khăn, chị Yến rất muốn ở lại Hà Nội kiếm tiền nhưng vì bụng to vượt mặt chẳng ai thuê mướn nên chị lại khăn gói quả mướp về quê với mẹ. Khi về chị mang theo hy vọng, lần này chồng sẽ đổi khác, sẽ chăm chỉ làm ăn gửi tiền về cho mẹ con chị. Nhưng càng gần đến ngày sinh nở thì chồng chị lại càng mất hút. Ngày chị sinh anh ta về tay không. Vậy là mẹ chị lại tất tả ngược xuôi lo liệu để chị có tiền sinh con. 

Không những chẳng mang tiền về mà khi chị Yến sinh mổ con trai thứ 2 mới được 5 ngày, người chồng đã tính nước bỏ đi Trung Quốc làm ăn cùng vài người bạn. “Dù đã hết lời níu kéo những mong anh ta ở nhà với 3 mẹ con, nhưng mộng đổi đời nơi xứ người đã làm anh ta lóa mắt, một lòng quyết dứt áo ra đi”, chị Yến nói trong nước mắt. 

Chị Đinh Thị Yến và hai con trai
Chị Đinh Thị Yến và hai con trai 

Thương mẹ già, con nhỏ

Ngày người chồng bỏ đi, cũng là lúc chị Yến biết mình trở thành chỗ dựa duy nhất của con thơ và mẹ già. Chị không lên Hà Nội làm thuê nữa mà xin vào làm công nhân cho một công ty ở gần nhà. Cuộc sống, công việc cuốn chị đi, cuốn luôn cả những hụt hẫng của người vợ trẻ. 2 năm sau, chồng chị tay trắng quay về với mong muốn hàn gắn lại tình cảm. Đắn đo suy nghĩ mãi, nhưng rồi chị quyết định cho anh ta một cơ hội để gia đình được đoàn tụ. 

Thế nhưng, sống với nhau chưa được bao lâu thì chị phát hiện mình bị ung thư vú đã di căn trong một lần đi kiểm tra sức khỏe. Chị Yến quyết định nói với chồng về tình trạng sức khỏe của mình và mong anh thay chị nuôi con khôn lớn thành người. Thế nhưng kể từ khi biết hung tin, người chồng lạnh nhạt, thờ ơ với chị, vài ngày sau anh ta bỏ đi biệt tích. 

Những lúc nghĩ về người chồng bội bạc chị lại thấy đau lòng, ân hận vì đã lỡ chọn nhầm chồng. Hiện tại, điều khiến chị suy nghĩ, lo lắng nhất là 2 con trai và mẹ già. Chị lo một ngày nếu mình không còn trên cõi đời này nữa thì các con chị sẽ sống ra sao trong khi chúng còn quá nhỏ còn mẹ già thì như chuối chín cây. Con trai lớn của chị năm nay mới 5 tuổi, con trai nhỏ mới được hơn 2 tuổi. Chị bảo giờ các con là động lực lớn nhất để chị tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.