Hạt dưa hấu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Hạt dưa hấu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
(PLO) -Dưa hấu với công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được coi là thứ quả có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa tựa như cổ phương trứ danh Bạch hổ thang.
 

Dưa hấu với công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được coi là thứ quả có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa tựa như cổ phương trứ danh Bạch hổ thang. Thông thường, người ta chỉ dùng ruột của quả dưa hấu mà không biết rằng hạt của nó cũng có giá trị tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cứ trong mỗi 100g hạt dưa hấu có chứa 10g protid, 11g lipid, 4g glucid, cung cấp 160 calo. Điều đặc biệt là loại hạt này chứa nhiều acid béo không bão hòa như acid linoleic, giàu acid amin thiết yếu như tryptophan, acid glutamic, lysine, arginine...; các loại vitamin như vitamin B1, B2, B6, B12, E, PP..., nhất là vitamin B3 (trong một lon hạt dưa có chứa 3,8mg niacin, tức 19% hàm lượng cần thiết trong ngày, có chức năng duy trì hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và sức khỏe của da; các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, P, Se, Mg... và các hoạt chất như lycopen có lợi cho đời sống tình dục, cucurbecitrin có tác dụng hạ huyết áp và chống viêm bàng quang...

Bởi vậy, hạt dưa hấu có khá nhiều công dụng: bổ dưỡng cơ thể do thành phần dinh dưỡng khá phong phú, đặc biệt là giàu đạm và các vitamin; có lợi cho tim mạch, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa tích cực tình trạng vữa xơ động mạch do có nhiều vitamin nhóm B, magiê và acid linleic; hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa chứng táo bón do chứa nhiều chất xơ; giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não - thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não; giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu; cải thiện đời sống tình dục.

Với hàm lượng lycopen và vitamin cao, hạt dưa hấu rất tốt cho đời sống tình dục. Chúng làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sự bền bỉ trong dương sự;...

Theo dược học cổ truyền phương Đông, hạt dưa hấu vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín và tính bình sau khi đã rang, có công dụng thanh phế nhuận tràng, hòa trung chỉ khát, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như:

Ho khạc nhiều đờm: dùng hạt dưa hấu bóc vỏ ăn sống hoặc lấy 20g hạt sắ́c lấy nước uống

Ho kéo dài: dùng hạt dưa hấu giã nát 15g, lạc nhân 15g, hoa hồng 1,5g, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống và ăn lạc nhân.

Làm giảm ho: lấy hạt dưa hấu 20g sắc đặc để uống, mỗi ngày 2 lần.

Huyễn vựng, đầu thống (tăng huyết áp): dùng hạt dưa hấu ăn sống hoặc sau khi rang chín lúc bụng đói.

Đa kinh (kinh nguyệt quá nhiều): dùng nhân hạt dưa hấu 9g nghiền vụn chiêu uống với nước ấm mỗi ngày 2 lần.

Thổ huyết (nôn ra máu): dùng 50g hạt dưa hấu tươi sắc lấy nước uống.

Viêm bàng quang cấp tính: dùng 40g hạt dưa hấu sắc uống... Ngoài ra, hạt dưa hấu còn được dùng để hỗ trợ tiêu hóa và bổ dưỡng cơ thể.

Hỗ trợ trị liệu phì đại tiền liệt tuyến lành tính: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Journal cho thấy lợi ích của hạt dưa hấu trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Có thể dùng bằng cách đổ hai muỗng canh bột hạt dưa hấu khô trong nửa lít nước sôi, để khoảng nửa giờ và sử dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường: Người ta thường dùng trà hạt dưa hấu bằng cách hãm 2-3 muỗng cà phê hạt dưa hấu trong 2-3 cốc nước trong khoảng 30-45 phút. Loại trà này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường.

Giúp giải độc cơ thể: dùng trà hạt dưa hấu và uống 3 ly mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Chống phù nề: trộn 1 muỗng cà phê bột hạt dưa hấu với mật ong, chế thêm một chút nước lọc, quấy đều rồi uống, mỗi ngày 2 lần.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.