Nâng cao nhận thức cộng đồng để cứu trẻ em khỏi đuối nước

Phòng chống đuối nước. (Ảnh minh họa).
Phòng chống đuối nước. (Ảnh minh họa).
(PLO) - Đó là quan điểm được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan nhấn mạnh.  Theo thống kê của Bộ LĐ-TĐ&XH, đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Từ năm 2010 – 2015, trung bình mỗi năm có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong vì đuối nước. Năm 2015 có khoảng 2.220 em; năm 2016 là hơn 1.800 em, và theo số liệu báo cáo từ các tỉnh/thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2017 có 795 em tử vong vì đuối nước. 

Chưa hiểu được rằng đuối nước rất nguy hiểm

Mới đây, Thứ trưởng Đào Hồng Lan đã trả lời báo chí về những vấn đề liên quan đến tai nạn thương tích đối với trẻ em nói chung và đuối nước trẻ em nói riêng. Về nguyên nhân dẫn đến tử vong đuối nước trẻ em, theo phân tích của Thứ trưởng Đào Hồng Lan có nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. 

Việt Nam có hệ thống ao ngòi, sông hồ, đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam nên tiểm ẩn nguy cơ đuối nước cao. Bên cạnh đó, có những hồ ao, công trình do con người tạo ra nhưng không có rào chắn, cảnh báo an toàn cho trẻ. Nhận thức của gia đình, cộng đồng cũng như chính bản thân các em trong việc chủ động phòng ngừa đuối nước chưa cao. Chính vì thế vẫn còn có tư tưởng chủ quan hoặc sao nhãng, không có những kiến thức, kỹ năng cơ bản phòng chống đuối nước, bơi an toàn để đảm bảo an toàn trong môi trường nước. Bên cạnh đó,  sự quan tâm đầu tư giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước, bơi an toàn trong môi trường nước chưa được như mong muốn. Công tác tuyên truyền chưa được đầu tư tương xứng nên gia đình, trẻ em chưa hiểu được rằng, đuối nước rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Và những lớp dạy kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, các kỹ năng phòng, chống đuối nước  đưa vào giáo dục chính thức còn hạn chế.

Về Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 2016 – 2020 với mục tiêu đến năm 2020 có 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em và những nỗ lực cần thiết để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết,  Bộ LĐ-TBXH với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trước đây và thực hiện quyền trẻ em hiện nay đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 234/QĐ-TTg về Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 2016 - 2020, Chỉ thị số 17 về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em để triển khai đến các bộ, ban, ngành và địa phương. Có thể nói, đây là văn bản rất quan trọng tạo sư đồng thuận từ trên xuống dưới, đến tận gia đình và chính các em có hành động thiết thực nhằm phòng, chống đuối nước.

Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, để thực hiện được mục tiêu theo Quyết định 234, trong 2 năm qua từ 2016 - 2017 đã có nhiều hoạt động để triển khai, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ then chốt như: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, thu hút sự quan tâm của hệ thống chính quyền các cấp, bộ, ban ngành trong việc phòng, chống đuối nước từ trung ương xuống tận người dân. Có thể nói, chưa bao giờ công tác tuyên truyền về phòng chống đuối nước được đưa lên cao như thời điểm từ năm 2016 đến nay. Qua đó, đã có sự chuyển biến về nhận thức phòng chống đuối nước trong gia đình. Rất nhiều phụ huynh đã quyết định thay vì cho con đi học thêm vào dịp hè đã đăng ký cho con đi học bơi để đảm bảo an toàn.

Xã hội hóa phòng chống đuối nước là cần thiết

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành để rà soát trách nhiệm, cũng như các nội dung trong nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 2016 - 2020 liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ban, ngành và địa phương. Bộ LĐ-TB&XH với vai trò chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để rà soát việc phòng chống đuối nước, tăng cường công tác dạy bơi, đội ngũ huấn luyện viên dạy bơi cho trẻ em; rà soát môi trường sông nước khi tham gia giao thông đường thủy; đưa dạy bơi vào chương trình nhà trường để nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên. Bộ LĐ-TB&XH đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai Quyết định 234, đến thời điểm này, 63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có phòng chống đuối nước. Các địa phương có các mô hình phòng chống đuối nước triển khai xuống cơ sở. Đặc biệt, đã có nhiều địa phương bố trí nguồn lực để dạy bơi, học bơi, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt học bơi miễn phí; đầu tư cơ sở vật chất liên quan bể bơi, tạo bể bơi di động để tăng cường giáo dục kỹ năng học bơi cho các em. 

Qua số liệu thống kê cho thấy, hơn 77% trẻ bị đuối nước ngay tại cộng đồng, trong đó, có tới 22% trẻ bị đuối nước ngay trong môi trường cạnh nhà, thậm chí các em bị đuối nước ngay trong nhà tắm do sự bất cẩn của bố mẹ, ông bà. “Vì thế, việc xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng cùng phòng chống đuối nước cho trẻ em rất cần thiết. Bởi việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trách nhiệm không chỉ riêng ai. Trong bối cảnh ngân sách dành cho công tác này còn hạn chế thì sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và gia đình để có thêm nhiều lớp dạy bơi, tuyên truyền về phòng, chống đuối nước là rất quý, cần phát huy. Đặc biệt, tại các huyện nghèo, huy động sự vào cuộc của cộng đồng rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho các em” – bà Đào Hồng Lan nhấn mạnh. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.

Hà Nội quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ

Hà Nội quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương chủ động nắm tình hình trên cơ sở dự báo, triển khai sớm các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, các đơn vị, địa phương cần tập trung, triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, đến hết ngày 31/3 phải hoàn thành chiến dịch theo chỉ đạo của Chính phủ.