Mỹ lên kế hoạch mở mặt trận lớn nhằm vào sào huyệt IS

Chiến binh nổi dậy Syria và dân quân người Kurd sẽ đóng vai trò nòng cốt trong chiến dịch tấn công Raqqa do Mỹ và liên quân yểm trợ. Ảnh: Independent.
Chiến binh nổi dậy Syria và dân quân người Kurd sẽ đóng vai trò nòng cốt trong chiến dịch tấn công Raqqa do Mỹ và liên quân yểm trợ. Ảnh: Independent.
(PLO) - Mỹ sẽ dựa vào dân quân người Kurd và chiến binh Arab để mở mặt trận mới, gây sức ép mạnh hơn lên sào huyệt Raqqa của IS.
NYTimes ngày 4/10 dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự và chính quyền Mỹ cho biết từ tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có hai động thái quan trọng để phê chuẩn kế hoạch mở mặt trận này trong thời gian tới. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông Obama đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc trực tiếp cung cấp đạn dược và có thể là vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Syria. Ông còn chấp thuận đề xuất tăng cường chiến dịch không kích vào phiến quân IS từ một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù các chi tiết quan trọng chưa được công bố.
Tấn công sào huyệt IS
Hai động thái này đều nhằm một mục đích là tăng cường sức mạnh cho các chiến binh Arab, những người sẽ tham gia cùng dân quân người Kurd dưới sự yểm trợ của hàng chục chiến đấu cơ liên quân thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn nhắm vào sào huyệt Raqqa của IS. Ngoài ra, theo kế hoạch này, phe nổi dậy Syria cũng sẽ kiểm soát đoạn biên giới gần 100 km với Thổ Nhĩ Kỳ để cắt đứt nguồn tiếp tế quan trọng cho IS.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hôm thứ năm tuần trước, Tổng thống Obama đã ủng hộ ý tưởng sử dụng lực lượng người Kurd và Arab ở Syria để mở chiến dịch tấn công vào Raqqa dưới sự yểm trợ của máy bay Mỹ và đồng minh.
Ý tưởng về chiến dịch này bắt nguồn từ cuộc chiến bảo vệ thị trấn Kobani nằm giữa biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái. Cuộc chiến này cho thấy việc kết hợp giữa sức mạnh không quân liên quân với lực lượng người Kurd trên mặt đất có thể đánh bại được IS. Mỹ và liên quân đã liên tục dội bom xuống mục tiêu IS bao vây thị trấn Kobani, trong khi dân quân người Kurd chiến đấu bảo vệ thị trấn trên mặt đất. IS đã phải rút lui sau nhiều tháng trời vây hãm thị trấn.
Trong chiến dịch sắp được thực hiện, Mỹ sẽ bổ sung cho dân quân người Kurd một yếu tố mới, đó là các chiến binh người Arab. Ngoài việc tăng quân số, việc để người Arab tham gia vào chiến dịch sẽ góp phần xoa dịu nỗi quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ rằng người Kurd ở Syria đang ngày càng trở nên quá mạnh.
Lực lượng người Arab tham gia chiến dịch sẽ có tên gọi là Liên minh Arab Syria, với thành phần gồm 10-15 nhóm vũ trang có tổng quân số 3.000-5.000 người, các quan chức Mỹ cho biết. Dân quân người Kurd có lực lượng lớn hơn, với quân số vào khoảng 25.000 người.
Mỹ sẽ hậu thuẫn cho các chiến binh người Kurd và Arab, giúp họ áp sát sào huyệt Raqqa, nhưng sẽ không tìm cách chiếm bằng được thành phố được IS phòng thủ chặt chẽ này. Thay vào đó, lực lượng này sẽ cô lập Raqqa, cắt đứt mọi tuyến đường đi lại và hậu cần ở phía đông bắc và tây bắc thành phố.
Vị trí khu vực các phe trong nội chiến Syria đang kiểm soát.
 Vị trí khu vực các phe trong nội chiến Syria đang kiểm soát.
Các quan chức quân sự Mỹ đã kiểm tra, giám sát chỉ huy của các đơn vị vũ trang Arab để đảm bảo họ đáp ứng những tiêu chuẩn "ôn hòa" do Quốc hội Mỹ đề ra.
Đồng thời, lực lượng liên quân tham gia không kích từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được mở rộng, với sự tham gia của chiến đấu cơ nhiều nước như Australia, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bằng cách dần dần mở rộng phạm vi không kích, Washington hy vọng có thể bảo vệ được nhiều hơn lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn, và qua đó hạn chế được khu vực hoạt động của các máy bay Nga, một quan chức châu Âu và một quan chức cấp cao Mỹ cho hay.
Những thông tin về chiến dịch tấn công này được NYTimes rút ra từ các tuyên bố công khai của các chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ báo cáo trước Quốc hội cũng như qua nhiều cuộc phỏng vấn với các quan chức quân sự, ngoại giao và chính quyền giấu tên. Tuy nhiên các quan chức từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về chiến dịch vì không muốn IS nắm được những bí mật này.
Nguy cơ đụng độ với Nga
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch không kích của Nga đang làm thay đổi cuộc chiến chống IS trên chiến trường Syria. Mỹ và liên quân đã thực hiện chiến dịch không kích IS hơn một năm qua, nhưng cuộc chiến của họ dần rơi vào bế tắc khi không làm suy yếu được IS, khi phiến quân có sức kháng cự và khả năng thích nghi lớn hơn những gì các quan chức Mỹ đã hình dung.
Các quan chức Mỹ cho rằng Nga hiện đang tập trung không kích ở miền tây Syria chứ không phải sào huyệt Raqqa của IS. Đồ họa: NYTimes.
 Các quan chức Mỹ cho rằng Nga hiện đang tập trung không kích ở miền tây Syria chứ không phải sào huyệt Raqqa của IS. Đồ họa: NYTimes.
Các quan chức Mỹ đánh giá chiến dịch tấn công mới là "đầy hứa hẹn" và có thể làm thay đổi tình thế "bế tắc chiến thuật" của Mỹ và liên quân trên chiến trường. Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng nguy cơ đụng độ nguy hiểm giữa Nga và Mỹ ở Syria.
Tờ Mirror của Anh hôm 3/10 dẫn "các nguồn tin tình báo" chưa được kiểm chứng cho hay phía Nga cũng đang có kế hoạch huy động 150.000 quân dự bị của Syria để có thể tấn công sào huyệt Raqqa của IS và kiểm soát các mỏ dầu ở đây.
"Rõ ràng là Nga muốn tấn công khu vực phía tây Syria để chiếm giữ Raqqa và tất cả những mỏ dầu, khí đốt xung quanh Palmyra", một nguồn tin nội bộ giấu tên tiết lộ với tờ báo này. "Có vẻ như họ đã cân nhắc hành động này và đang triển khai nhanh chóng". Nguồn tin này cho rằng động thái trên có thể sẽ dẫn tới một "cuộc đua tới Raqqa" đầy nguy hiểm giữa Nga và Mỹ.
Một quan chức Mỹ khẳng định kế hoạch mới này của Mỹ sẽ không có sự phối hợp với Nga, và hồi tuần trước, Mỹ cũng tuyên bố rõ rằng chiến dịch chống IS của họ sẽ không bị chệch hướng bởi các cuộc không kích của Nga.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhấn mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn này sẽ được tiến hành cách xa khu vực Nga đang thực hiện các vụ không kích ở Syria. Họ cho rằng chiến dịch không kích của Nga đang chủ yếu tập trung ở khu vực phía tây, nhắm vào những nhóm vũ trang chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, và chỉ "mang danh nghĩa" là tấn công IS.
Bộ Quốc phòng Nga thì khẳng định các cuộc không kích hiện nay của họ đều nhắm vào mục tiêu IS và các tổ chức khủng bố, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Mỹ và phương Tây cho rằng Nga đang cố tình không kích các nhóm đối lập ở Syria, trong đó có cả những đơn vị vũ trang được Mỹ huấn luyện.
Nhiều khả năng Mỹ và Nga sẽ có những nỗ lực để "tránh xung đột" trên bầu trời miền bắc và miền đông Syria một khi chiến dịch mới bắt đầu. Thứ năm tuần trước, các quan chức Lầu Năm Góc đã có cuộc họp từ xa kéo dài một giờ với phía Nga nhằm thảo luận các biện pháp giảm thiểu nguy cơ xảy ra đụng độ ngoài dự kiến trên không phận Syria.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.