Muốn biểu tình vẫn phải chờ… luật!

Lao động là quyền hiến định của công dân.  Ảnh: Khánh Tùng
Lao động là quyền hiến định của công dân. Ảnh: Khánh Tùng
(PLO) - Hội đồng Hiến pháp “vắng mặt” trong Hiến pháp 2013, trong khi hệ thống tư pháp còn thiếu tính độc lập, chưa thực sự là các cơ quan bảo vệ công lý khiến khả năng bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là một thách thức.
Được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất trong Hiến pháp năm 2013, chế định quyền con người, quyền công dân tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt là nghĩa vụ bảo vệ và bảm đảm. Đồng thời, ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, phòng ngừa những suy nghĩ, hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền. 
Tuy nhiên, tại Hội thảo “Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013” do Tạp chí nghiên cứu lập pháp (Viện Nghiên cứu lập pháp) và Viện Chính sách công và pháp luật (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hôm qua (6/5), nhiều chuyên gia pháp lý thừa nhận, việc hiện thức hóa triển vọng lớn về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 sẽ phải vượt qua nhiều thách thức và tiến độ thể chế hóa sẽ khó nhanh chóng trong điều kiện hiện nay.
Muốn biểu tình vẫn phải chờ… luật!
Trong Hiến pháp năm 2013, các quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý… đã được qui định rõ ràng là các quyền hiến định của người dân. Thực tế, nhiều quyền đã từng được qui định trong Hiến pháp 1992 nhưng suốt thời gian dài vẫn “nằm im” vì thiếu thiết chế bảo đảm và không được luật hóa. 
Để các quyền này không trở thành quyền “treo”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường từng khẳng định, việc thể chế các qui định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình lập pháp của Quốc hội trong năm 2015-2016, có những luật sẽ được ban hành ngay trong năm 2014.
Theo dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ có 28 đạo luật, bộ luật sắp tới sẽ được bổ sung, ban hành mới để triển khai Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, trong đó có 12 đạo luật, luật liên quan đến quyền chính trị - dân sự, 16 đạo luật, luật liên quan đến quyền kinh tế - văn hóa – xã hội. 
Tuy nhiên, theo TS.Vũ Công Giao (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), việc Hiến pháp không qui định hiệu lực trực tiếp khiến người dân muốn thực hiện của các quyền quan trọng này thì phải chờ Quốc hội ban hành luật để cụ thể hóa và có thể phải đợi cả Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành cũng là một thách thức để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.
GS.Đào Trí Úc (Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và pháp luật) cũng cho rằng: “Sự lạc hậu của Hiến pháp và cơ chế thực hiện trực tiếp Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của con người có thể ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy Đảng và Nhà nước, làm giảm hiệu quả của những nỗ lực tạo ra sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân”. 
GS.Trần Ngọc Đường cho rằng, tuy không có Hội đồng Hiến pháp nhưng Hiến pháp năm 2013 vẫn “cài” qui định để thiết lập một thể chế kiểm soát độc lập hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Song với vai trò được hầu hết các chuyên gia pháp lý đánh giá là thiết chế có vai trò và hiệu lực giám sát quyền lực mạnh, toàn diện và trực tiếp nhất, việc Hội đồng Hiến pháp đã không “chen chân” được vào các qui định về thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013 càng khiến vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân chưa thoát khỏi lo ngại. 
Nhiều chuyên gia nhận định, trong điều kiện hiện tại, với cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo được thiết kế theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và hệ thống tư pháp thiếu độc lập, khả năng những vi phạm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị nhạy cảm, được xử lý khách quan, công bằng và được bồi thường thích đáng, là rất khó khăn. 
Cùng với đó, TS.Vũ Công Giao nhận thấy, qui định về việc vận dụng yếu tố bảo vệ an ninh quốc gia để hạn chế quyền và qui định cấm quá rộng, mơ hồ về lợi dung quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 14, 15 Hiến pháp 2013) lại đang tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng để vi phạm các quyền hiến định của người dân vì khả năng ngăn chặn vẫn khó khăn. 
Do vậy, quá trình thể chế hóa các qui định về quyền con người, quyền công dân cần giải quyết được những khúc mắc này, trong điều kiện thiết chế bảo vệ là Hội đồng Hiến pháp chưa được thiết lập, dù TS.Vũ Công Giao vẫn lo ngại: “Sẽ có thiết chế thay thế song chắc chắn khó có thể đảm bảo đầy đủ như khi có Hội đồng Hiến pháp”.
Chính quyền để phục vụ dân
Hiện phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người dân là do gần 12.000 cơ quan hành chính cấp xã và 700 cơ quan hành chính cấp huyện thực hiện. Còn 63 chính quyền cấp tỉnh chủ yếu cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp. Như vậy, người dân, doanh nghiệp chính là “khách hàng” của hệ thống chính quyền địa phương nên cần trao quyền lực và nguồn lực cho các cấp địa phương trên cơ sở Hiến pháp 2013 đã tạo ra một số cơ hội giúp phân định rạch ròi hơn quyền lực của các cấp chính quyền từ địa phương đến TƯ.
PGS.TS.Phạm Duy Nghĩa (Đại học Kinh tế TP.HCM) kiến nghị, các đạo luật liên quan đến phân chia quyền lực giữa chính quyền các cấp theo Hiến pháp 2013 cần ghi nhận chính quyền xã, đô thị và tỉnh là những pháp nhân công quyền, có ngân sách độc lập với chính quyền TƯ. Chính quyền cấp huyện sẽ là những “đại lý hành chính trung gian” chứ không nên là cấp chính quyền đầy đủ.
Theo đó, địa phương sẽ phải tự quản nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ công của người dân. “Làm được như vậy chẳng những trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước nhân dân sẽ được cải thiện, mà việc đùn đẩy công việc và trách nhiệm từ cấp dưới lên cấp trên cũng sẽ chấm dứt” – PGS.Phạm Duy Nghĩa nhận xét. 
Đồng thời, trong quyền hành pháp, nên luật hóa để phân biệt hành pháp chính trị (do các chính sách thực hiện, có chức năng thảo luận và lựa chọn chính sách để quản trị quốc gia) và hành chính công vụ (do các công chức là những người chuyên nghiệp đảm nhận việc thực thi công vụ) để cải thiện chất lượng chính sách và nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ. Bởi khi được trao quyền và giám sát đầy đủ, một công chức sẽ chịu trách nhiệm quyết định về hành vi công vụ thay mặt cho cơ quan nhà nước mà mình đại diện. 
Tương tự, nếu các lãnh đạo cấp Vụ được trao quyền và chịu trách nhiệm cá nhân ngày càng rõ hơn, về lâu dài sẽ giảm bớt hiện tượng nhiều nhân lực lãnh đạo (nhất là cấp phó, thứ trưởng ở các Bộ) trong hệ thống chính quyền, từ 6 người có thể giảm xuống còn 1-2 người. 
Như vậy, bộ máy chính quyền sẽ không còn nặng tính công quyền mà tập trung phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Thực tế, những cách làm nâng cao chất lượng dịch vụ công như tại UBND tỉnh Bình Dương, UBND quận I (TP.HCM) theo  mô hình “coi người dân, doanh nghiệp là khách hàng cần được phục vụ” đã khiến người dân, doanh nghiệp “không cảm thấy nhỏ bé trước cơ quan công quyền” và “không bị coi là đối tượng bị cai trị”. Điều đó đồng nghĩa với việc, quyền con người, quyền công dân sẽ được bảo đảm ngay từ các hoạt động của các cơ quan hành pháp khi thực thi pháp luật.
GS.Đào Trí Úc: 
Quyền con người là ưu tiên bảo hộ của pháp luật tố tụng
Hiến pháp 2013 đã qui định nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội hình sự. Đây là lần đầu tiên hiến định đầy đủ nội dung của nguyên tắc này, là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người người, quyền công dân trước những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng. Nguyên tắc này sẽ được cụ thể hóa trong pháp luật tố tụng hình sự và việc thực hiện trên thực tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .