Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%: Thách thức không nhỏ

Sang quý III/2021, các ngành du lịch, khách sạn... gần như đi vào bế tắc.
Sang quý III/2021, các ngành du lịch, khách sạn... gần như đi vào bế tắc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với việc nhiều ngành kinh tế hoạt động dưới 60% công suất, nhiều dự báo cho thấy mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay là thách thức không nhỏ.

Mất đà tăng trưởng

Trong báo cáo vừa mới công bố, các chuyên gia phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính các ngành kinh tế đang hoạt động dưới 60% công suất. Nguyên nhân được VDSC chỉ ra là do Chính phủ đã áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất, lưu lượng di chuyển giảm đáng kể trong tháng 7/2021, thậm chí còn thấp hơn mức phong tỏa vào tháng 4/2020.

Tính đến ngày 28/7/2021, dữ liệu của Google cho thấy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng đã giảm 71% so với mức cơ sở trước COVID-19 và các hoạt động đi lại đến các điểm bán lẻ và giải trí thấp hơn 66%. VDSC cho rằng, việc tiếp tục đóng cửa có thể gây ra những tác động kinh tế nghiêm trọng vì những khu vực này đóng góp tới hơn 70% GDP quốc gia.

Để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, các nhà máy khẩn trương thực hiện các phương châm “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” (mô hình vừa sản xuất vừa cách ly), nếu không đáp ứng điều kiện các nhà máy phải tạm ngừng hoạt động.

Theo ước tính của VDSC, ít nhất 70% DN sản xuất ở miền Nam phải trì hoãn việc sản xuất của họ ngay khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Ngoài ra, các công ty có thể hoạt động theo mô hình sản xuất và kiểm dịch cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn và giảm 40- 50% công suất.

Các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch COVID-19 hiện đang mang đến nhiều khó khăn hơn đối với hoạt động logistic và chuỗi cung. Trong khi đó, việc chậm trễ vận tải đường bộ và đóng cửa nhà máy cũng gây áp lực lớn lên hoạt động của cảng, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Bước sang quý III/2021, hoạt động kinh tế mất đà tăng trưởng đã đạt được trong nửa đầu năm 2021 do các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ được áp dụng để kiểm soát sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới. Các ngành du lịch, khách sạn và hàng không gần như đi vào bế tắc, các ngành dịch vụ và xây dựng khác cũng chịu tác động nặng nề, trong khi tăng trưởng ở lĩnh vực sản xuất cũng bị kéo xuống mức thấp.

Tăng trưởng GDP phụ thuộc vào hiệu quả chống dịch

Với diễn biến phức tạp của làn sóng dịch lần thứ tư, các chuyên gia cho rằng, triển vọng kinh tế nửa cuối năm sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh và tiến độ tiêm vắc xin.

“Chúng tôi cho rằng chi tiêu hộ gia đình và các ngành dịch vụ sẽ tăng trưởng âm trong quý III/2021. Trong quý IV/2021, nếu không có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hoạt động kinh tế sẽ phục hồi ở mức thấp do những ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch lên thị trường lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng và ngân sách của Chính phủ, bảng cân đối của DN và túi tiền hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy tiến độ đầu tư công có thể không như mong muốn do các biện pháp kiểm soát COVID-19 và Chính phủ có thể cần phải sử dụng nguồn lực tài khóa cho mục tiêu phòng chống dịch”, chuyên gia của VDSC nhận định.

Trên cơ sở đó, VDSC cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 4,0% so với ước tính trước đó là 5,6%. Nếu các biện pháp thắt chặt tiếp tục kéo dài sau tháng 8/2021, dự báo của VDSC có thể tiếp tục suy giảm.

Kịch bản cơ sở của VDSC đưa ra với giả định Việt Nam sẽ đạt được tình trạng “bình thường mới” - khi 70% dân số hoàn thành việc tiêm chủng - điều này sẽ cho phép hầu hết các ngành kinh tế mở cửa trở lại, việc lưu thông giữa các tỉnh được tiếp tục và nới lỏng hơn đối với các hoạt động xã hội.

Được biết, trong một báo cáo phát hành mới đây, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cũng điều chỉnh lại dự báo của mình và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021 dựa trên tình hình dịch bệnh.

Trong kịch bản cơ sở, VIDIRECT hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 5,5% so với dự báo trước đó là 6,5%. Một trong số nhiều giả định để VNDIRECT đưa ra cho kịch bản này là Việt Nam cơ bản kiểm soát được làn sóng lây nhiễm thứ tư trong tháng 8/2021 và đẩy lùi hoàn toàn vào cuối qúy III/2021. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, điều này là không thể.

Với kịch bản tiêu cực, VNDIRECT dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 5,0% so với cùng kỳ. Dự báo này dựa trên các giả định: Đợt lây nhiễm thứ tư sẽ kéo dài hơn, nhiều tỉnh, thành phải áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg để ngăn chặn sự lây lan của virút; Thêm nhiều khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động; Tỷ lệ tiêm chủng thấp do thiếu nguồn cung cấp vắc xin; Việt Nam sẽ không thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong năm nay; Việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn trên thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc…) có thể bị chậm lại do số ca lây nhiễm gia tăng mạnh trở lại do biến thể Delta.

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 là 4,8%

Tại Báo cáo “Điểm lại”- cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8/2021 vừa công bố hôm 24/8, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7% từ năm 2022. Dự báo này được điều chỉnh giảm so với dự báo 6,8% cho năm 2021 trong Báo cáo “Điểm lại” kỳ trước ban hành vào tháng 12/2020 và còn phụ thuộc vào các rủi ro tiêu cực.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...