Mùa mưa lũ 2015: Lơ là sẽ chết dân!

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch để ứng phó với 21 loại thiên tai, hoàn thiện phương án phòng chống trú bão, tập trung cao độ vào xây dựng triển khai các biện pháp ứng phó với lũ lụt.
Diễn biến khó lường
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Ban Chỉ đạo), năm 2015 dự báo thời tiết, thiên tai có thể diễn biến phức tạp, bất thường, ngày càng cực đoan và khó dự báo. Trong khi đó, phương án phòng, chống thiên tai năm 2014 ở một số nơi còn mang tính hình thức. Khi có lũ bão, một số địa phương, đặc biệt ở cấp huyện, xã triển khai chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. 
“Năm 2015 phải hoàn thiện phương án phòng chống trú bão, tập trung xây dựng triển khai các biện pháp ứng phó với lũ lụt và hiện nay thiệt hại lớn nhất đối với chúng ta là lũ lụt. Trong tháng 4/2015, triển khai tổ chức cuộc họp ở các địa phương, đồng thời tập trung ứng phó có hiệu quả đối với hạn hán đang diễn ra” –Trưởng ban Chỉ đạo Cao Đức Phát yêu cầu. 
Trước đó, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cũng đã có Công văn gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển, theo đó, nguyên tắc xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão cần căn cứ tình hình, đặc điểm bão, lũ lịch sử đã xảy ra tại địa phương để xây dựng phương án cho phù hợp.
Lo vỡ đê
Ngày 27/3/2015, Bộ NN&PTNT tiếp tục ban hành Chỉ thị 2491 tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt năm 2015. Mặc dù năm 2014 không xảy ra lũ lớn nhưng trên nhiều tuyến đê đã xuất hiện sự cố, trong đó có những sự cố nguy hiểm gây mất an toàn cho hệ thống đê điều như nứt đê hữu Hồng tỉnh Hà Nam, nứt đê hữu Chu tỉnh Thanh Hóa, sạt lở đê hữu Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt, bão năm 2015 và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ, bão gây ra đối với những vùng đê được bảo vệ, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp đê, duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ năm 2015, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý các sự cố đã xảy ra trong mùa lũ trước…
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu tổng kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê điều, xây dựng phương án hộ đê tương ứng với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được phê duyệt; chỉ đạo xử lý mọi hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15/5/2015. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.