Một năm điêu đứng của ngành hàng không Malaysia

Tàn tích máy bay MH17 tại miền đông Ukraine. Ảnh: Independent
Tàn tích máy bay MH17 tại miền đông Ukraine. Ảnh: Independent
(PLO) -Năm 2014, ngành hàng không Malaysia điêu đứng bởi những thảm họa tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra.
Máy bay MH370 mất tích
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines chở 227 hành khách và 12 nhân viên phi hành đoàn cất cánh từ Kuala Lumpur để tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Máy bay ngừng liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 1g19 (giờ địa phương) khi bay trên bầu trời biển Đông.
MH370 biến mất khỏi màn hình radar một cách bí ẩn sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) để đến thủ đô Bắc Kinh, theo Reuters.
Đây là chiến dịch tìm kiếm đắt đỏ nhất trong lịch sử. Một cuộc truy lùng dưới đáy đại dương bắt đầu từ ngày 5/10/2014 sẽ kéo dài 12 tháng, với chi phí khoảng 56 triệu USD.
Chính quyền Malaysia tuyên bố MH370 rơi ở phía nam Ấn Độ Dương, không ai trên máy bay sống sót, nhưng mãi đến nay vẫn chưa thể tìm thấy tung tích máy bay này. Truyền thông thế giới gọi đây là một trong những thảm họa hàng không bí ẩn nhất thế giới.
Máy bay MH17 rơi ở miền đông Ukraine
Chiếc Boeing 777-200ER mang số hiệu MH17 của hãng Malaysia Airlines đang bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur bị rơi vào ngày 17.7 ở tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, theo AFP.
Xác máy bay MH17 tại hiện trường ở đông Ukraine. Ảnh: Reuters
 Xác máy bay MH17 tại hiện trường ở đông Ukraine. Ảnh: Reuters
Toàn bộ 283 người cùng 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Công tác điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 và thu thập thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn do hiện trường vụ tai nạn đang xảy ra xung đột giữa phe ly khai và chính quyền Ukraine, theo AFP.
Trong số những người thiệt mạng có 3 mẹ con người Hà Lan gốc Việt và tro cốt của họ đã được đưa về Việt Nam vào tháng 11. 
Máy bay QZ8501 chở 161 người đang mất tích
Vụ mất tích chiếc máy bay Airbus mang mã hiệu QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia vào sáng 28/12 là sự kiện mới nhất đánh dấu một năm thảm họa của ngành hàng không Malaysia.
Máy bay chở theo 161 người đã bị mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu trên đường từ Indonesia đi Singapore.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chiếc máy bay Airbus rời sân bay quốc tế Juanda tại Surabaya ở Đông Java vào lúc 5h20 sáng và theo dự kiến sẽ tới Singapore lúc 8h30 (0030 GMT). Nó bị mất liên lạc với Jakarta vào lúc 7h55 (giờ địa phương).
Trên máy bay có 6 thành viên phi hành đoàn và 155 hành khách -- gồm 138 người lớn, 16 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh -- trong đó có 149 người Indonesia, 3 người Hàn Quốc, 1 người Singapore, 1 người Anh và một công dân Malaysia.
Một quan chức bộ giao thông Indonesia cho biết các thành viên tổ lái đã yêu cầu bay theo một lộ trình bất thường trước khi bị mất liên lạc. Hãng hàng không Air Asia đã xác nhận vụ việc.
Hiện công tác tìm kiếm chiếc máy bay này đang được tiến hành./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.