“Một Mộc Châu kiêu hãnh trên bản đồ du lịch Việt Nam”

“Một Mộc Châu kiêu hãnh trên bản đồ du lịch Việt Nam”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau chuyến khảo sát du lịch Mộc Châu cùng đoàn Farmtrip, tiến sỹ Vũ Văn Tuyên - Chuyên gia cố vấn chiến lược hoạch định và phát triển du lịch - đã bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, sẽ được thấy một Mộc Châu kiêu hãnh trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Mộc Châu - Điểm sáng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc"

Trong không gian phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu gồm 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ được đánh giá là một trong những khu du lịch Quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch “Qua miền Tây Bắc” theo Quốc lộ 6.

Không thể phủ nhận vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của Mộc Châu. Du lịch Mộc Châu đẹp từ cung đường nối Hà Nội, Hòa Bình, qua huyện Vân Hồ rồi tới Mộc Châu. Những cung đường mướt mắt đi qua những ruộng lúa, nương ngô, đồi chè; đi qua những con dốc thăm thẳm, qua rừng già, qua thung lũng mận, qua thảo nguyên 4 mùa hoa… Chưa kể Mộc Châu còn có rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách còn nguyên vẻ hoang sơ, cùng những giá trị văn hóa bản địa hiếm nơi nào có được.

Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên - Chuyên gia cố vấn chiến lược hoạch định và phát triển du lịch - cho biết, ông đã có thời gian “nằm vùng” rất lâu để nghiên cứu Mộc Châu, nhằm giúp công ty du lịch Travelogy phục vụ đoàn du lịch hơn 40 người đến từ Ấn Độ vào tháng 12 tới đây.

Ông nhận định: Muốn trở thành Khu du lịch Quốc gia, Mộc Châu phải có một hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Những mục tiêu này đang là một thách thức với chính quyền và những người làm du lịch ở Mộc Châu.

Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên phân tích: Mộc Châu nằm trong danh sách 12 khu du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc và trong 46 khu du lịch trên cả nước được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Điều này là minh chứng, khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm khu vực cũng như quốc gia của Mộc Châu từ góc độ du lịch.

Với vị trí địa quan trọng, Khu du lịch Mộc Châu vừa là điểm đến vừa là điểm dừng chân kết nối với các khu, điểm du lịch quan trọng khác trong hành trình du lịch Qua miền Tây Bắc của du lịch Việt Nam:

Mộc Châu có những ưu thế về vị trí địa lý hiếm địa phương nào có được: Là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và Vùng Đồng bằng sông Hồng thông qua Quốc lộ 6, đồng thời, còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar….

Cách sân bay Nà Sản của Sơn La không quá xa (hơn 100 km), Mộc Châu tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế. Đặc biệt, nếu như sân bay Mộc Châu được phê duyệt và khởi công, sẽ phát triển các tuyến đường bay nội địa đi/đến TP.HCM, Đà Nẵng, Cam Ranh, Buôn Ma Thuật, Pleiku, Phú Quốc..., thậm chí là các đường bay quốc tế đi/đến khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), khu vực Đông Nam Á như: Viêng Chăn (Lào), Bangkok (Thái Lan), KualaLumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia)...

Khu du lịch Island Mộc Châu
Khu du lịch Island Mộc Châu

“Có thể thấy vị trí địa lý đã tạo cho vùng Mộc Châu một vị thế rất quan trọng để tổ chức thành một trung tâm (vừa là điểm đến vừa là điểm xuất phát) của khu vực Tây Bắc trong các chương trình du lịch.” – Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên khẳng định.

Vùng đất của những “đặc sản” du lịch

Theo Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên, với tiềm năng du lịch nổi bật, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có thể khai thác các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Du lịch nghỉ dưỡng núi; tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao, hang động, hệ sinh thái trung du; nghỉ cuối tuần; thể thao khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại các cửa khẩu và Du lịch về nguồn tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam.

Đặc tả góc nhìn về du lịch Mộc Châu, Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên phân tích: Trên bức tranh toàn cảnh về du lịch Việt Nam, Mộc Châu từ lâu đã được biết đến như một điểm đến nổi bật ở khu vực miền núi Tây Bắc với hình ảnh một cao nguyên vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, say đắm lòng người. Trên thảo nguyên đó là những đồi chè, đồng cỏ xanh ngát, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi hùng vĩ bốn mùa mây phủ, những bản làng ẩn hiện trong sương sớm, những thửa ruộng bậc thang…

Cây chè của Mộc Châu không chỉ là một loại cây trồng đặc sản, mà còn là sự kết tinh của truyền thống văn hóa nông nghiệp và được coi là một trong những đặc sản quý nhất của cao nguyên Mộc Châu. Ngoài ra cảnh quan đồi chè cũng là một nét đặc trưng của Mộc Châu và là điều kiện thuận lợi để phát triển các tour du lịch sinh thái nông nghiệp.

Với sự ưu đãi của thiên nhiên, ở Mộc Châu, 4 mùa hoa nối tiếp nhau trải dài trên các thung lũng, trên các triền núi. Hoa ban, hoa mận, hoa đào, hoa mơ, hoa cải… thậm chí cả những bông cỏ dại cũng khoe sắc rực rỡ quyến rũ lòng du khách.

Hiện nay ở Mộc Châu, có một số điểm du lịch đang thu hút đông đảo du khách như Hang Dơi; Ngũ động Bản Ôn; Rừng thông Bản Áng; Thác "Dải Yếm"; Đỉnh Pha Luông; Sông Đà; Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha; suối nước khoáng bản Phụ Mẫu; suối nước khoáng Bản Bó; suối nước khoáng Hua Păng.

Mộc Châu còn có một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, di chỉ khảo cổ học như Đồn Mộc Lỵ huyện Mộc Châu; Bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (tại xã Đông Sang); Di tích lịch sử nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu tại tiểu khu 13 thị trấn Mộc Châu (khu Bảo tàng huyện), “Hang mộ cổ” ven sông Đà, hoá thạch động vật ở khu vực xã Chiềng Yên, dấu tích khắc trên đá của khu vực xã Xuân Nha...

Các bản làng văn hóa dân tộc như: bản Phụ Mẫu, Co Hào, Nà Bai, Lóng Luông, Suối Lìn, Bản Áng, Tà Phình, bản Nà Coóng... cũng đang có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách đam mê du lịch trải nghiệm.

Vẻ đẹp khó chối từ của Cao nguyên Mộc Châu

Vẻ đẹp khó chối từ của Cao nguyên Mộc Châu

Nhận định về điểm “hút khách” của cao nguyên Mộc Châu, ông Tuyên nói: Nếu nhìn ở tầm chiến lược thì thác 7 tầng là thác đẹp nhất nên định vị thương hiệu vì đây sẽ là cung đường “Thảo nguyên" của tam giác Mộc Châu đối với khách du lịch quốc tế và Nội địa. Bởi vẻ đẹp hút hồn vào mùa nước đổ cũng như mùa lúa chín nhìn từ trên cao. Happyland hay Mộc Châu Issland - với “đặc sản” là cầu kính đi bộ được công nhận kỷ lục dài nhất thế giới - đều là những điểm mới vô cùng hấp dẫn du khách.

Mộc Châu sẵn sàng đón khách quốc tế

Mộc Châu cũng đang phát triển các cơ sở nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các cơ sở này quy mô còn nhỏ, chất lượng còn thấp, các dịch vụ bổ trợ còn hạn chế…, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Về các điểm lưu trú, theo thống kê của Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên, Khu du lịch Mộc Châu có 298 cơ sở lưu trú. Trong đó huyện Mộc Châu có 271 cơ sở homestay, khách sạn và nhà nghỉ.

Trong tổng số 298 cơ sở lưu trú, chỉ có 12 cơ sở được xếp hạng (1 resot 4 sao, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 3khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao) đều ở địa bàn huyện Mộc Châu.

Khách sạn Glenda Tower 4 sao được vận hành theo cấp độ intercontinental , đạt tuyên chuẩn đón khách quốc tế.

Khách sạn Glenda Tower 4 sao được vận hành theo cấp độ intercontinental , đạt tuyên chuẩn đón khách quốc tế.

“Ngoài các hệ thống khách sạn vốn có thì điểm sáng nhất là khách sạn Glenda Tower được thiết kế theo phong cách khách sạn Boutique tân cổ điển 4 sao và được vận hành rất chuyên nghiệp theo cấp độ intercontinental – Đây là khách sạn đạt tuyên chuẩn đón khách quốc tế trong thời gian tới.” – Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên khẳng định.

Vị chuyên gia cố vấn chiến lược hoạch định và phát triển du lịch cũng đưa ý kiến góp ý cho “nền kinh tế đêm” của Mộc Châu: “Kinh tế đêm' - sản phẩm du lịch giải trí và hoạt động về đêm là 1 trong 3 sản phẩm du lịch thu hút du khách quan tâm nhất. Tuy nhiên cần xác định rõ đặc trưng, thế mạnh của địa phương, điểm khác biệt so với không gian địa phương khác, khả năng triển khai cũng như nhu cầu của du khách.

Đặc biệt ông nhấn mạnh: Yếu tố văn hóa luôn là yếu tố duy trì sự bền vững, nhất là trong việc thu hút khách du lịch. Biểu diễn âm nhạc đường phố, dấu ấn của các ban nhạc, nhóm nhạc ở tính đa dạng phong phú của loại hình và tác phẩm để có thể lôi cuốn sự tham gia tương tác của du khách.

Chợ đêm Mộc Châu.

Chợ đêm Mộc Châu.

“Chúng tôi muốn thấy được 1 Mộc Châu kiêu hãnh trên bản đồ du lịch Việt Nam và 1 nền kinh tế đêm đầy bản sắc điệu Xòe Thái được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại – 1 thương hiện cần được lan tỏa - thay vì những chiếc đèn lồng Nhật Bản nằm cô đơn trên gốc phố đông người.” – Tiến sỹ Vũ Văn Tuyên bày tỏ!

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.