"Mổ xẻ" nguyên nhân "nhà tù bị trẻ hóa"

"Mổ xẻ" nguyên nhân "nhà tù bị trẻ hóa"
(PLO) - Sáng 5/12, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Chính sách và thực tiễn công tác thi hành án hình sự thi hành biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tội phạm chưa thành niên gia tăng
Từ thực trạng báo động của người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật, Hội thảo như nóng lên bởi các bài tham luận, ý kiến của các đại biểu đến từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Bộ Tư pháp; Đại học Luật Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân; Đại diện Cục Cảnh sát trại giam…
Theo tham luận của Đại diện Học viện Cảnh sát nhân dân, tình trạng NCTN phạm tội thời gian qua diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng: Từ năm 2007 đến tháng 6/2013 phát hiện 63.590 vụ, gồm 94.309 đối tượng vi phạm pháp luật hình sự trong toàn quốc thì số NCTN chiếm gần 20%. Số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, nhất là các đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk… Trung bình mỗi năm xảy ra gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự với gần 15.000 đối tượng. 
Tội phạm do NCTN gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản (21.812 vụ/33.010 đối tượng, chiếm 34,30%); Cố ý gây thương tích (5.692 vụ/9.588 đối tượng, chiếm 8,95%); Gây rối trật tự nơi công cộng (4.870 vụ/8.768 đối tượng, chiếm 7,65%); Cướp giật tài sản (3,76%); Cướp tài sản (1,43%); Đánh bạc; Hiếp dâm, cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người và một số tội danh khác. 
Trong đó, số NCTN phạm tội là các em nam chiếm 96,87%; nữ chiếm 3,13%; Đối tượng dưới 14 tuổi chiếm 13%; đối tượng từ 14 - 16 chiếm 34,7%, từ 16-18 tuổi chiếm 52%. Về trình độ văn hóa, số đối tượng không biết chữ chiếm 9,7%; tiểu học chiếm 2,8%; trung học cơ sở chiếm 41%; trung học phổ thông chiếm 21%; số đã bỏ học chiếm 45%; học lực yếu, kém 60,7%...  
Nhà tù bị “trẻ hóa”
Ông Nguyễn Công Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - khẳng định, mục đích của việc xử lý NCTN có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội… Việc xử lý và áp dụng các biện pháp hình sự đối với họ phải được cân nhắc để đảm bảo được mục đích giáo dục, uốn nắn, răn đe những hành vi lệch lạc làm cho họ thấy rõ được sai phạm của mình và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. 
Việc xử lý NCTN phạm tội phải được tiến hành theo những nguyên tắc đặc biệt, trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, chỉ đưa ra xét xử và áp dụng hình phạt với những người này trong những trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, cũng như những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 
Còn ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp -  chia sẻ, chính sách hình sự không thể đặt ra ngoài những chính sách vĩ mô chung, nó có liên quan mật thiết đến những vấn đề xã hội, những chủ trương, đường lối… của Nhà nước. Hội thảo lần này là một chủ đề vừa nóng về mặt pháp lý nhưng đồng thời lại cũng nóng về mặt xã hội. Hiện có một xu hướng rất đáng buồn là “trẻ hóa” phạm nhân trong nhà tù và các đối tượng phạm tội, điều này cho thấy dư luận quần chúng nhân dân đang hết sức bức xúc với đối tượng phạm tội là NCTN này và phải nghiêm trị những đối tượng này. 
Trong khi đó, Nhà nước đang tham gia rất nhiều Công ước quốc tế, trong đó có Công ước về quyền con người; Công ước bảo vệ trẻ em, bảo vệ thiếu nhi... đòi hỏi chúng ta phải dân chủ hóa và tìm các biện pháp tối đa trong việc tránh trừng trị đối với NCTN… Khi nghiên cứu xem xét chính sách hình sự thì phải đặt trong một tổng thể những thiết chế khác, xu hướng của chúng ta đang giảm mức hình phạt, kể cả đối với NCTN. 
Dưới góc độ là người trực tiếp thực hiện, Đại tá Nguyễn Duy Tỵ - Trưởng phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Nghệ An - cho rằng, khi nghiên cứu chính sách hình sự này thì phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác, chúng ta tách ra thì hiệu quả mang lại không như mong muốn. Khi có một quan điểm nhân đạo, giảm thiểu mức án, xử phạt nhẹ và có một hình thức giáo dục phù hợp thì phải tính đến các trình tự, thủ tục để mở phiên tòa đối với đối tượng này. Các thành phần tham gia xét xử phiên tòa này như thế nào, các thành phần tham dự phiên tòa gồm những ai… cũng cần phải nghiên cứu.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 
Tìm ra nguyên nhân mới sửa được các chính sách hình sự
Người chưa thành niên là đối tượng rất nhạy cảm, quy định chính sách đối với đối tượng này rất khó, cần đưa ra nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Nội dung của cuộc hội thảo đặt ra rất nóng, được nhiều người quan tâm; nhiều báo cáo tại Hội thảo ấn tượng, nhưng theo tôi còn thiếu một điều đó là kết quả, hiệu quả thực sự từ tác động của các biện pháp này như thế nào.
Phải phân tích xem hai biện pháp giáo dục pháp luật và đưa vào trại giáo dưỡng có kết quả như thế nào; sau khi thi hành xong bản án thì những người vi phạm mức độ hoàn lương, vi phạm, tái phạm như thế nào? Tổng kết xem thử cái nào làm được, cái nào không để tìm ra nguyên nhân mới sửa được các chính sách hình sự. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.