Mở rộng điều tra vụ rò rỉ tài liệu của CIA

Thông tin của Wikileaks về CIA
Thông tin của Wikileaks về CIA
(PLO) -Cuộc điều tra vụ rò rỉ tài liệu của CIA do FBI và CIA tiến hành đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Hãng Reuters vừa dẫn một nguồn thạo tin cho hay, các công tố viên liên bang tại Alexandria, bang Virginia đã mở rộng cuộc điều tra nhằm vào WikiLeaks bởi liên quan tới vụ rò rỉ tài liệu của CIA. 

Trước đó, hãng Reuters từng dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho biết, từ cuối năm 2016, họ đã biết về một lỗ hổng an ninh của CIA và Washington cho rằng, nhiều khả năng các nhà thầu là nguồn rò rỉ những thông tin kể trên.

Lộ hết bí mật

Theo giới truyền thông, khoảng 8.000 tài liệu bị WikiLeaks công bố đã phơi bày phần mềm được CIA sử dụng để xâm nhập điện thoại thông minh, máy tính, thậm chí là TV có kết nối Internet. Với phần mềm “Weeping Angel”, CIA có thể theo dõi và thu thập thông tin ngay cả khi người dùng đã tắt TV.

CIA còn xâm nhập vào hệ thống máy tính trang bị trên các ôtô đời mới. Wikileaks cũng cho biết, CIA và các cơ quan tình báo đồng minh đã tìm cách phá mã khóa trên các điện thoại thông dụng, những dịch vụ tin nhắn dựa trên các ứng dụng như Signal, WhatsApp và Telegram.

Wikileaks không tiết lộ nguồn cung cấp thông tin, chỉ nói những tài liệu này được gọi là “Vault 7”. WikiLeaks còn cáo buộc CIA sử dụng trụ sở tại Langley, Virginia và văn phòng lãnh sự Mỹ tại Frankfurt (Đức) để làm căn cứ cho các hoạt động do thám.

Số tài liệu kể trên được CIA lưu hành từ 2013 đến 2016 và được WikiLeaks mô tả là “đợt công bố thông tin lớn nhất về tài liệu mật của CIA". Do đó, CIA đang cố gắng xác định xem WikiLeaks còn thu thập được những tài liệu gì chưa công bố. 

Giới chuyên môn coi tiết lộ của Wikileaks là cú sốc lớn đối với CIA. Về phần mình, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange tuyên bố, sẽ cho phép các công ty công nghệ được tiếp cận những công cụ tấn công mạng mà CIA sử dụng để do thám, qua đó giúp họ khắc phục các lỗ hổng bảo mật.

Đồng thời chỉ trích CIA "quá kém cỏi" khi tạo ra một kho công cụ không gian mạng và "lưu trữ hết vào một nơi", dẫn đến việc không thể bảo vệ các thông tin mật. Ông Julian Assange còn khẳng định, WikiLeaks đang sở hữu "rất nhiều thông tin" về hoạt động do thám của CIA và sẽ tiết lộ sau khi thảo luận với các công ty công nghệ. 

Cuộc chiến giữa CIA và WikiLeaks
Cuộc chiến giữa CIA và WikiLeaks

Truy tìm thủ phạm

Chỉ vài giờ sau khi ông Julian Assange đưa ra tuyên bố kể trên, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích năng lực bảo mật của CIA, đồng thời bày tỏ quan ngại trước vụ rò rỉ sẽ đe dọa và làm suy yếu an ninh quốc gia. Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer dẫn lời ông Donald Trump cho rằng, CIA đã "lỗi thời" và cần thay đổi để có thể nâng cao khả năng bảo vệ thông tin.

Theo giới truyền thông, chưa đầy 24 giờ kể từ khi WikiLeaks công bố tài liệu của CIA, Tổng thống Donald Trump đã giao nhiệm vụ lùng bắt thủ phạm gây ra vụ rò rỉ này. Người phát ngôn CIA Heather Fritz Horniak đã bảo vệ hoạt động của CIA, và nhấn mạnh nhiệm vụ của họ là luôn đổi mới, cải tiến và giữ vai trò tiên phong trong việc bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù, cáo buộc Wikileaks gây nguy hiểm cho người Mỹ và cản trở cuộc chiến chống khủng bố của nước này.

Theo giới truyền thông, hung thủ nhiều khả năng là nhân viên tình báo, nhà thầu tư nhân hoặc tin tặc. Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện yêu cầu chính phủ phải hành động để ngăn chặn những vụ tiết lộ thông tin có thể gây ảnh hưởng tới CIA.

Theo ông James Lewis, chuyên gia an ninh mạng của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, CIA bị tổn thất thực sự về năng lực thu thập tình báo nhằm vào các đối tượng khó khăn như khủng bố và gián điệp.

Giới chức Mỹ cho rằng, các nhà thầu nhiều khả năng đã xâm phạm hệ thống bảo mật và chuyển tài liệu cho WikiLeaks. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moskva buộc phải lưu ý trước những thông tin được WikiLeaks công bố về hoạt động của CIA.

Ông muốn các cơ quan tình báo Mỹ phải trả lời đầy đủ về những tài liệu đã được công bố với dẫn chứng cụ thể và cho biết, sẽ không mang điện thoại đến các cuộc họp bàn về "những vấn đề nhạy cảm" để tránh bị theo dõi./. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.