Mổ đẻ làm rách đầu trẻ, giám đốc vẫn cho rằng 'việc không lớn'

Con anh Phúc với vết khâu trên đầu
Con anh Phúc với vết khâu trên đầu
(PLO) - Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (BVĐK). Trong quá trình môt đẻ cho chị Trần Thị Thanh Lan (ngụ TP Đà Lạt) bác sỹ đã rạch trúng đầu em bé, sau đó vội vàng khâu lại nhằm chối bỏ trách nhiệm.

Vì sao không cho gia đình tiếp cận con?

Theo trình bày của anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), rạng sáng 14/5/2016, vợ anh là chị Trần Thị Thanh Lan chuyển dạ sinh con so và được gia đình chuyển lên khoa Sản - BVĐK Lâm Đồng.

Khoảng 8h15’ cùng ngày, chị Lan sinh con gái đầu lòng bằng phương pháp mổ đẻ. Người thực hiện ca mổ là bác sĩ Nguyễn Hải Lê - Phó Trưởng khoa Sản. Sau khi sinh, các bác sĩ thông báo cháu bé sức khỏe yếu, phải nuôi trong lồng ấp, gia đình không được trực tiếp chăm nuôi con. 

“Lúc cháu mới sinh, tôi có được nhìn thấy mặt con gái. Con tôi được các bác sĩ cho đội mũ. Những ngày sau đó, gia đình tôi không được tiếp cận con gái vì được bác sĩ chuyển lên khoa Nhi tiếp tục nuôi trong lồng kính”. 

“Sau ba bốn ngày, trong một lần bác sĩ tắm cho cháu, khi bỏ mũ ra tôi thấy trên đầu cháu có vết cắt dài khoảng ba bốn phân đã được khâu lại. Gia đình truy hỏi, yêu cầu các bác sĩ phải giải thích rõ, thì được biết trong lúc mổ, bác sĩ đã mổ trúng đầu cháu, sau đó khâu lại.

Vậy nhưng họ không thông báo cho gia đình mà cố tình che giấu, dùng mũ đội lại để lấp liếm sự việc. Khi tôi chụp hình vết thương trên đầu con, tôi còn bị ngăn cản...”, người cha tố cáo.

Khi gia đình anh Phúc yêu cầu BVĐK Lâm Đồng giải thích rõ vụ việc, thì bệnh viện giải thích một cách chung chung và không thừa nhận trách nhiệm.

Liên quan đến sự việc trên, ông Đặng Bá Soãi, Trưởng khoa Nhi cho biết, sản phụ Lan mang thai 37 tuần tuổi. Trong quá trình sinh con, sản phụ Lan vỡ ối non, các bác sĩ khoa Sản đã mổ đẻ đưa cháu bé ra ngoài. 

Trẻ sơ sinh nặng hơn 1,9kg trong tình trạng sức khỏe yếu, tím tái, suy hô hấp, được chuyển lên khoa Nhi. Qua chụp CT sọ não phát hiện cháu bị phù não chất trắng diện rộng và được điều trị, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, hỗ trợ hô hấp bằng máy, trên đầu có bướu huyết thanh nhỏ. 

Hiện tình trạng sức khỏe của con anh Phúc rất yếu, vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát diễn biến sức khỏe và hết lòng điều trị. “Nguyên nhân vì sao xuất hiện vết thương này thì tôi không biết, vì vết thương đó có từ khi cháu bé được chuyển từ khoa Sản qua”, ông Soãi nói.

Liên quan đến vết thương trên đầu con anh Phúc, một lãnh đạo BVĐK Lâm Đồng xác nhận trong lúc mổ đưa cháu bé ra ngoài, bác sĩ đã mổ trúng đầu cháu bé. “Nhưng vết mổ chỉ ngoài da thôi, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì còn lớp sọ cứng, dao mổ không dễ gì mổ thủng lớp sọ được?”, vị lãnh đạo này trả lời qua điện thoại.

Vị này cũng cho rằng, vụ việc không lớn nên chưa có văn bản báo cáo lên Sở Y tế và bác sĩ mổ trúng đầu trẻ sơ sinh cũng chưa bị xem xét hình thức kỷ luật? 

Khoa Sản nhiều tai tiếng  

Trước đó, vào tháng 4/2016, tại BVĐK Lâm Đồng cũng đã xảy ra vụ một trẻ sơ sinh tử vong. Chị Đinh Thị Ngọc Mai (25 tuổi, ngụ thôn 1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) được gia đình chuyển tới khoa Sản lúc 8h ngày 5/4/2016, đến 9h36’ thì sinh con. 

Người đỡ đẻ theo yêu cầu cho chị Mai cũng là bác sĩ Nguyễn Hải Lê - Phó Trưởng khoa Sản. Sau khi đỡ đẻ cho chị Mai, bác sĩ Lê đặt con lên bụng sản phụ Mai sau đó đi họp. Đến 10h30’ cùng ngày, cháu bé chuyển sang tím tái, sau đó được chuyển lên khoa Nhi, tử vong lúc 14h30 cùng ngày. Bác sĩ giải thích nguyên nhân tử vong do tràn khí, tràn dịch màng phổi bẩm sinh. 

Tuy nhiên, chị Mai khẳng định nguyên nhân con chị tử vong là do sự tắc trách của đội ngũ y, bác sĩ kíp trực hôm đó. “Đến nay gia đình tôi vẫn chưa nhận được câu động viên thăm hỏi cũng như trả lời thỏa đáng về cái chết của con tôi”, chị Mai tố cáo.

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm 2016 đến nay, tại khoa Sản, BVĐK Lâm Đồng đã để xảy ra nhiều vụ tai biến, gây nguy hiểm đến sản phụ và trẻ sơ sinh. Chẳng hạn, trong lúc mổ sinh cho sản phụ Mai Thục Đoan (ngụ Đà Lạt), bác sĩ đã để quên gạc trong bụng sản phụ khiến bệnh nhân chuyển thành những cơn đau dữ dội và được BVĐK Hoàn Mỹ Đà Lạt mổ lấy ra. Hay trường hợp sản phụ Văn Thị Viên (ngụ xã Rô Men, huyện Đam Rông) phải mổ 2 lần, mất nhiều máu, dẫn đến phải truyền máu... 

Gia đình những người tố cáo đã có kiến nghị cơ quan chức năng và Sở Y tế Lâm Đồng vào cuộc làm rõ những sự việc xảy ra tại BVĐK Lâm Đồng, cũng như làm rõ trách nhiệm của những người liên quan; đồng thời cần chấn chỉnh lại chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ y, bác sĩ khoa Sản để ngăn ngừa những vụ việc tương tự tái diễn. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.