Miền Trung gánh chịu những thiệt hại ban đầu do bão số 9

Bão số 9 được cảnh báo là mạnh và nguy hiểm, mới chỉ đang di chuyển vào vùng biển các tỉnh miền Trung, nhưng tính đến 21h, ngày 28/9, đã có nhiều tàu thuyền đã bị đánh chìm, hàng chục ngôi nhà bị tốc mái và đặt biệt đã có những ngư dân bị mất tích trên đường tránh bão.
 

Bão số 9 được cảnh báo là mạnh và nguy hiểm, mới chỉ đang di chuyển vào vùng biển các tỉnh miền Trung, nhưng tính đến 21h, ngày 28/9, đã có nhiều tàu thuyền đã bị đánh chìm, hàng chục ngôi nhà bị tốc mái và đặt biệt đã có những ngư dân bị mất tích trên đường tránh bão.

Thừa Thiên - Huế: Bão chưa vào, lốc xoáy làm tốc mái 15 nhà dân
 
Hiện có 1.736 tàu thuyền trên địa bàn Thừa Thiên- Huế đã vào bờ neo đậu an toàn, ngoài ra có 17 phương tiện với 88 lao động đang neo đậu tránh bão tại khu vực cảng Thuận An.
 
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn dự kiến phải sơ tán di dời toàn tỉnh là 21.230 hộ với 89.160 nhân khẩu.
 
Khi nghe bão số 9 sắp đổ bộ vào, người dân vùng ven biển huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế đã nhanh chân chuyển đồ để tránh thiên tai ập đến. Đây là vùng thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau mỗi trận bão, lũ lụt.

Ông Lê Phước Phú, Chủ tịch xã Phong Bình, huyện Phong Điền cho biết: Bão chưa vào nhưng vào lúc 3 h ngày 28/9 một cơn lốc xoáy làm sập và tốc mái 15 nhà dân tại các thôn Vân Trình, Tây Hồ và Phò Trạch. Ngoài ra lốc xoáy còn làm tốc mái 6 phòng của UBND xã và sập mái bia ghi danh liệt sĩ và hai cột điện cao thế bị ngã.
 
Để tránh bão họ đã mang đồ dùng đi gửi những nhà người thân ở vùng lận cận. Hiện có gần 300 hộ dân ở thôn Hải Tiến, Nam Hải, thị trấn Thuận An và xóm Cồn Sơn, xã Phú Thuận gồm 7 hộ đã di dời tránh bão an toàn.

Ảnh minh họa

 Người dân khẩn trương đối phó với bão

Tại địa bàn TP Huế mưa rất to và xuất hiện gió mạnh nhiều người dân đã dân đã giằng lại nhà cửa, tháo dỡ các biển hiệu pano, áp phích… Mức nước trên các sông lên cao. Sáng ngày mai học sinh phải nghỉ học.
 
Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Đúng 20h ngày 28/9 phải di dời dân về nơi tránh bão an toàn.
 
Đà Nẵng: Nhiều ngư dân không chịu vào tránh bão
 
Theo số liệu thống kế chưa đầy đủ, hiện vẫn còn gần 500 ngư dân các tàu đánh cá các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi , Thừa Thiên Huế, Quảng Bình còn ở trên tàu thuyền trú tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), không chịu lên bờ tránh bão.

Ảnh minh họa

 Nhiều ngư dân chủ quan không vào bờ tránh bão

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương Đào Xuân Học, yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo BĐBP bằng mọi cách đưa tất cả ngư dân lên bờ trước 12 giờ đêm 28/9.
 
Tại Quảng Trị: 65 ngôi nhà bị thốc mái
 
Mưa rất to và gió mạnh. Vào khoảng 3h30, ngày 28/9, tại xã Hải Quế, Hải Xuân, Hải Ba, huyện Hải Lăng xuất hiện một cơn lốc kèm theo mưa có cường độ gió rất mạnh đã quét đã làm cho 65 ngôi nhà dân bị tốc mái, xiêu vẹo.
 
Riêng tại xã Hải Quế còn có ngôi trường mầm non của xã do Ngân hàng Liên Việt đầu tư xây dựng hơn 7 tỷ đồng vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng chưa đầy một tháng, nay đã bị tốc mái hoàn toàn.
 
Tại Quảng Ngãi và Bình Định: Ngư dân mất tích, tàu cá bị đánh chìm
 
Sóng biển đã nhấn chìm 6 tàu cá của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang neo đậu tại bờ. Ngoài ra, 3 tàu cá của các ngư dân: Trương Văn Quang, Nguyễn Tẩn, Nguyễn Tàu đều ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu đã bị mất thông tin liên lạc với đất liền.
 
Thông tin mới nhất tại Bình Định, chiều 28/9, trên đường vào bờ tránh, trú bão, tàu BĐ-6401-TS của ông Phạm Long ở tỉnh Bình Định đã bị 1 chiếc tàu lạ đâm chìm, trên tàu có 7 ngư dân nhưng chỉ vớt được có 5 người, còn 2 người đang mất tích.
 
Một chiếc tàu khác do 1 mình ông Đặng Lên ở xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ điều khiển chạy vào cửa biển Đề Gi để tránh bão nhưng khi cách bờ khoảng 100m thì bị sóng đánh chìm. Ông Lên bơi được vào bờ an toàn. Tàu cá công suất 20 CV của ông Nguyễn Đăng Khoa ở thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ neo sát bờ tránh bão cũng bị sóng đánh chìm nhưng không có thiệt hại về người.
 
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 20 thủy thủ bị mắc nạn
 
Khoảng 11h, ngày 28/9 tàu Vinashin Inco27, xuất phát từ Cảng Hải Phòng vận chuyển hàng hóa vào Cảng Sài Gòn thì bất ngờ bị hỏng máy và mắc cạn tại địa phận biển thuộc thôn Hải Phong (Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cách Cảng Vũng Áng 500m.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nước bắt đầu lan vào khoang tàu và bắt đầu chìm. Thủy thủ trên tàu đã phát tiến hiệu cầu cứu về Đồn Biên phòng Cảng Vũng Áng. Ngay lập tức, đơn vị đã huy động 15 chiến sỹ dùng dây và phao cứu sinh tiếp cận con tàu và giải cứu các thủy thủ. Đến 5 giờ chiều hôm nay, toàn bộ 20 thủy thủ đã được đưa vào cảng một cách an toàn. 
 
Tàu Hải Đạt 18 của Công ty cổ phần thương mại vận tải biển Thái Bình trên đường vận chuyển xi măng từ Hải Phòng vào Quy Nhơn gặp sóng to, gió lớn phải vào neo đậu ở khu vực Vũng Chùa (Quảng Bình). Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã cử tàu của Hải Đội 2 cùng cán bộ chiên sĩ và nhân dân trong vùng kịp thời ứng cứu.
 
15h, ngày 28/9, 9 thuyền viên trên tàu đã vào bờ an toàn.


Ảnh minh họa

 Một số tàu bị mắc kẹt khi tìm đường tránh bão

Vào lúc 10 giờ sáng, tàu của Công ty TNHH thương mại Hợp Thành Đà Nẵng, có trọng tải 700 tấn, với 9 thuyền viên hành trình từ TP Đà Nẵng đến Hải Phòng sửa chữa, bị đứt bánh lái nên không thể vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị trú ẩn.
 
Hiện đang lênh đênh trên biển, cách bờ giáp ranh giữa huyện Hải Lăng, Triệu Phong 20km. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp đưa thuyền viên vào bờ .

Sáng 28/9, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, bàn và chỉ đạo, đôn đốc triển khai các biện pháp đối phó với bão số 9. Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk cùng các bộ ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bão số 9. Riêng các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc sơ tán dân trước 24 giờ ngày 28.9, chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ học trong 2 ngày 29 và 30.9. Thủ tướng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương, đặt tại TP Đà Nẵng, để trực tiếp chỉ đạo các địa phương triển khai những biện pháp cấp bách ứng phó với bão số 9.

Nguồn: VnMedia
 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.