Mất Tết với nghề “ăn đứng, ngủ ngồi”

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
(PLO) -  Năm hết tết đến, những “ôsin” trong bệnh viện như chị tự “nhốt” mình trong những căn buồng sực mùi thuốc mà rơi nước mắt tủi phận nghèo.

Cơ cực nghề “ăn đứng, ngủ ngồi”

Nhìn dòng người hối hả ngược xuôi chuẩn bị về quê ăn tết, chị Thu Quảng (40 tuổi, quê Hưng Yên) mắt ngân ngấn lệ. Đã 4 năm rồi chị không được đón tết quê nhà. Xa quê, nỗi nhớ nhà nhất là những ngày giáp tết làm chị nghẹn ngào.

Cuộc đời chị Quảng là một chuỗi bất hạnh. Vợ chồng chị đều nghèo, có được một mụn con thì lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Vợ chồng chị chạy vạy mãi mới được gần trăm triệu đồng để phẫu thuật cho con. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe con chị dần hồi phục nhưng cũng là lúc vợ chồng chị ngập ngụa trong đống nợ nần. Nợ trả chưa bớt thì chồng chị lại gặp tai nạn, thành tàn phế. Đó cũng là “cơ duyên” khiến cuộc đời chị từ đó gắn với cái nghiệp “ô sin bệnh viện” để kiếm tiền trang trải gia đình, thuốc thang cho chồng con. 

So với nghề nông, thu nhập của nghề “osin trong bệnh viện” rất đáng mơ ước. Hiện nay, chị có thu nhập từ 250-300 nghìn đồng/ngày, từ 7,5 triệu - 9 triệu đồng/ tháng. Chị Quảng bảo, mức lương tuy cao, nhưng có làm mới thấy sự cơ cực của nghề. 
Công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng khi bước vào nghề “ăn đứng, ngủ ngồi” chị mới thấy hết tủi nhục. Bệnh nhân của chị hầu hết đều là người già, bị bệnh nặng, đi lại cử động rất khó khăn, vệ sinh không kiểm soát. Cứ đều đặn, ngày nào chị cũng thay tã giấy, vệ sinh, xoa lưng, bóp tay chân cho bệnh nhân. Một ngày 3 bữa, chị cho bệnh nhân ăn cháo, uống thuốc, hầu như không phút nào ngơi chân, ngơi tay.
 Ở bệnh viện, bệnh nhân chẳng đủ chỗ mà nằm nói gì đến “osin” trong bệnh viện. Ngày ngồi vật vạ, đêm ngồi dựa hành lang hoặc rải chiếu dưới gầm giường bệnh nhân. Ngày vất vả, đêm chị cũng chẳng được nghỉ. 
Chị và những người làm nghề đều giống nhau bởi khuôn mặt hốc hác bơ phờ, hai hốc mắt thâm quầng, trũng sâu vì những đêm mất ngủ triền miên. Suốt cả đêm ngồi bên giường người bệnh, chị phải thức canh chừng bệnh nhân. Cứ vừa chợp mắt lại phải choàng tỉnh để kiểm tra sức khỏe, theo dõi máy móc  hay trở người cho bệnh nhân đỡ mỏi. Bất cứ cử động gì của bệnh nhân, chị cũng phải biết. Sức khỏe người bệnh ra sao, chị đều báo ngay cho bác sĩ.
Theo chị, nghề này rất cần sự chịu khó, nhẫn nại và đặc biệt không ngại… bẩn thỉu. Chị còn cho hay, người nào tự ái, không biết thông cảm cũng chẳng thể làm được. Người bệnh vốn đau yếu, tâm sinh lý thay đổi thất thường, những ‘osin” như chị phải lĩnh đủ những lời mắng nhiếc vô cớ của người bệnh.
Tết đến, cả bệnh nhân, “ô sin” đều khóc
Chị bảo, chỉ tính riêng trong khoa đột quỵ này có khoảng 4-5 người làm “ôsin” như mình. Nhưng những ngày tết, chỉ có mình chị ở lại đây.
 4 năm đón tết tại bệnh viện là 4 năm chị Quảng rơi biết bao nước mắt nhớ bố mẹ, nhớ chồng con, nhớ làng quê da diết. “Tết, ai chẳng muốn về quê sum họp với gia đình. Nhưng vì hoàn cảnh, mình phải chấp nhận. Gia đình ở quê  (bố mẹ già, chồng tàn tật, con đau yếu) đều trông chờ vào đồng lương chị gửi về”- chị nấc từng hồi. Chị ở lại làm trong dịp tết bởi 5 ngày tết, tiền lương được trả từ 600-700 nghìn đồng/ngày. Chị cố ở lại để dành tiền trả hết số nợ của gia đình. 
Chị nhớ năm trước, đúng lúc Giao thừa, cả chị và bệnh nhân ôm nhau khóc. Lần ấy, chị chăm sóc bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Gia đình bà ấy rất khá giả. Thấy mẹ bệnh, lấy cớ lo tiền chữa trị, 3 người con bà họp lại bàn bán căn nhà mặt phố ở quận Hai Bà Trưng với giá 10 tỉ đồng. Họ chia chác nhau, chỉ để lại cho mẹ già vài trăm triệu tiền chữa bệnh. Họ thuê chị chăm sóc ở bệnh viện và coi đó là hết trách nhiệm.
 Suốt những ngày giáp tết đến Giao thừa, chẳng có con, cháu nào đến thăm, nghĩ phận đau yếu, gần đất xa trời, bà tủi phận khóc. Một cảnh bị bỏ rơi, một cảnh xa chồng, con đau ốm, tàn tật, cả bệnh nhân lẫn “ôsin” đều ôm nhau khóc rưng rức trong đêm Giao thừa lạnh lẽo, vắng lặng.
Biết chị năm nay không về, một vài người cùng làm nghề nhờ chị trông coi giúp bệnh nhân của họ. Chị phải gồng mình là việc gấp 2 lần. Dù vất vả nhưng chị vẫn cố. Phần vì muốn thêm thu nhập, nhưng quan trọng hơn, chị muốn làm để quên đi nỗi quạnh hiu, buồn tủi, mong những ngày tết trôi qua thật nhanh.
Ông Ninh ứa nước mắt khi kể về nghề.
Ông Ninh ứa nước mắt khi kể về nghề.  
Chăm bệnh nhân, ốm chẳng ai chăm mình

Hoàn cảnh đáng buồn hơn chị Quảng là ông Từ Ninh (55 tuổi, quê Hà Nam). Ông gắn bó với nghề này được 3 năm. Mất cha mẹ từ nhỏ, 14 tuổi ông lên Hà Nội kiếm sống. Ông làm đủ nghề: đạp xích lô, cửu vạn, bốc vác… 

Số ông lật đật về duyên số, ông chẳng lấy được ai, ở một mình trong ngôi nhà cấp 4 ở ngoài đê.  Một lần, lũ trẻ con hàng xóm sơ ý làm cháy ngôi nhà nhỏ của ông. May ông không ở nhà, nên thoát nạn. Nhìn ngôi nhà hàng chục năm tích cóp xây dựng, nay cháy rụi, ông buồn chán. 

Lẽ nào đi bắt đền lũ trẻ? Ông tặc lưỡi cho qua, coi đó là vận hạn của mình. Ông không biết tìm cách nào để có tiền xây lại nhà. Vô tình, đọc mẩu tin trên báo cần “ôsin” chăm sóc bệnh nhân nam, ông đã tìm tới.

Theo ông Ninh, nhiều cụ bệnh nhân nam không muốn cho phụ nữ chăm sóc, chỉ muốn đàn ông thay đồ cho mình cho đỡ ngại. Có ông làm, bệnh nhân vừa yên tâm lại có người bầu bạn, chuyện trò. 
Hiếm “ôsin” nam, ông chẳng mấy khi rỗi việc. Hết bệnh nhân này, tới bệnh nhân khác cần ông giúp đỡ. Nhà cháy rụi, ông tá túc tại hành lang bệnh viện. Cũng như năm trước, tết năm nay, ông đón tết tại bệnh viện. Ông bùi ngùi: “Nhà cháy rồi, còn đâu mà về. Tuổi như tôi cần lắm một gia đình, có vợ con chăm sóc. Tôi cần có chỗ chui ra chui vào. Nhưng vợ con không có, nhà thì cháy rồi, còn đâu mà về?”.
 Mùng 1 Tết trước, công việc vất vả “ăn đứng, ngủ ngồi”, ông lăn ra ốm. Một mình ông nằm vạ vật ở hành lang. Ông chả dám khám bệnh, mua vài viên thuốc uống qua quýt. “Khỏe thì mình chăm sóc họ, lúc ốm nằm một mình, cô đơn, tủi thân lắm. Tôi cố làm vài năm, tích cóp xây lại nhà cấp 4 và có chút tiền dưỡng già. Ước mơ ấy chẳng biết có thành hiện thực không?” – ông thở dài buồn bã. Cơn gió lạnh giao mùa tràn vào hành lang bệnh viện khiến ông tê tái. “Cố nén mà nước mắt vẫn rơi”- ông Ninh ngậm ngùi.
…Vào Xuân, phố phường nhộn nhịp, dòng người hối hả tìm về tổ ấm. Song, còn biết bao mảnh đời ngày đêm lầm lũi với nghề “ăn đứng, ngủ ngồi”. Dường như họ đã hy sinh mùa xuân của riêng mình để gia đình có một cái tết no ấm, đủ đầy, và để các con được học hành, đầu tư cho các con một mùa Xuân tương lai…/.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.