Masan Consumer đạt doanh thu gần 3.500 tỷ đồng trong quý 1/2018

Nhiều sản phẩm của Masan Consumer đầy ắp trong các siêu thị
Nhiều sản phẩm của Masan Consumer đầy ắp trong các siêu thị
(PLO) - Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, MCH) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 1/2018. Theo đó, doanh thu thuần của MCH tăng trưởng 74,9% lên 3.496 tỷ đồng trong Quý 1/2018 so với mức 1.999 tỷ đồng trong Quý 1/2017. 

Theo Masan, mức tăng trưởng này đến từ việc tạo thị hiếu tiêu dùng trong phân khúc cao cấp và áp dụng các phát kiến cho các sản phẩm mới trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, đồng thời, lĩnh vực đồ uống và thịt chế biến cũng trên đà tăng trưởng tốt.

Ngoài ra, hàng tồn kho của MCH được duy trì ở mức tối ưu là 2 đến 3 tuần, bằng cuối năm 2017. Ngoài ra, MCH đã giảm bớt các chi phí khuyến mãi và đầu tư trọng tâm vào marketing để xây dựng các thương hiệu mạnh. Kết quả là EBITDA tăng 347,0% lên 1.005 tỷ đồng trong Quý 1/2018 so với 225 tỷ đồng trong Quý 1/2017. Bằng việc đầu tư trọng tâm vào marketing, MCH hiện trở thành một trong ba công ty quảng cáo lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam.

Theo Masan, tăng trưởng ngành hàng gia vị của đơn vị này đến từ sự phục hồi của những nhãn hiệu trụ cột và việc tạo ra thị hiếu tiêu dùng trong phân khúc cao cấp cùng các phát kiến mới được tung ra trong 2017. Theo đó, doanh thu thuần của ngành hàng gia vị trong Quý 1/2018 tăng trưởng 104,8% lên 1.565 tỷ đồng từ 764 tỷ đồng trong Quý 1/2017.

Những nhãn hiệu trụ cột như Nam Ngư và Chin-su tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng doanh thu, trong đó tăng trưởng sản lượng đóng góp 74% tăng trưởng, và phần còn lại đến từ giá bán trung bình của sản phẩm cao hơn. Theo nghiên cứu của Masan, người tiêu dùng đang bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn, được thể hiện qua tăng trưởng 323% của nước mắm Chin-su so với mức tăng trưởng 78% của nước mắm Nam Ngư. Nước tương cũng đang cho thấy xu hướng tương tự, doanh thu từ nhãn hiệu Chin-su (tăng 136%) tăng nhanh hơn Tam Thái Tử (tăng 29%).

Ngoài ra, sản phẩm nước mắm  cao cấp mới tung trong năm 2017 bao gồm “Nam Ngư Phú Quốc” (tung vào Quý 2/2017), “Nam Ngư Nhãn Vàng” (tung vào Quý 4/2017) và “Chin-su Mặn Mà” (tung vào Quý 4/2017) đã giúp cho thị phần nước mắm của Công ty tăng thêm được 1,5% trong Quý 1/2018 so với Quý 1/2017. Điều này giúp cho mức đóng góp của các sản phẩm cao cấp trong ngành hàng nước mắm tăng lên từ 4% trong Quý 1/2017 lên 15% trong Quý 1/2018.

Tất cả các sản phẩm này đang được bán với giá cao hơn 1,5 lần so với danh mục sản phẩm trung cấp và đây cũng là chiến lược của MCH trong việc tạo ra thị hiếu tiêu dùng trong phân khúc cao cấp. Hàng tồn kho tại hệ thống phân phối trong ngành hàng gia vị là 360 tỷ đồng tính đến cuối tháng 3/2018, so với 494 tỷ đồng vào cuối năm 2017 và 763 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2017.

Do hàng tồn kho không tăng, cộng với việc doanh thu đến nhà phân phối giảm do chiến lược giảm tồn kho trong Qúy 1/2017, tăng trưởng doanh thu từ các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trong Qúy 1/2018 là minh chứng cho tăng trưởng kết quả kinh doanh.

Doanh thu bán hàng đến người tiêu dùng trong Quý 1/2018 tăng 65% cho ngành hàng này, trong đó sản lượng đóng góp đến 50% tăng trưởng. Ban Điều hành ước tính doanh thu cho cả năm 2018 sẽ đạt khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng nhờ vào chuyển đổi các sản phẩm cao cấp và phát kiến mới cho các sản phẩm mới trong các ngành hàng chủ chốt.

Doanh thu thực phẩm tiện lợi của MCH tăng 63,7% lên 976 tỷ đồng trong Quý 1/2018 so với 596 tỷ đồng trong Quý 1/2017. Tăng trưởng sản lượng là động lực thúc đẩy ngành hàng này, đóng góp 90% tăng trưởng trong Quý 1/2018 so với cùng kỳ. Tăng trưởng doanh thu hàng bán đến người tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 52%, trong khi hàng tồn kho tại hệ thống phân phối thấp hơn, ở mức 152 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2018, so với 172 tỷ đồng vào cuối năm 2017 và 218 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2017.

Mức tăng trưởng trở lại này đến từ doanh thu lớn hơn từ phân khúc sản phẩm cao cấp với tăng trưởng doanh thu bán hàng đến người tiêu dùng của Omachi tăng 89% trong Quý 1/2018 so với Quý 1/2017. Sản phẩm “Mì ly Omachi với cây thịt thật” tiếp tục đánh dấu chiến lược bổ sung các phát kiến mới nhằm mang đến bữa ăn hoàn chỉnh với mức đóng góp 7-8% vào tổng doanh thu của nhãn hiệu Omachi so với 3% trong Quý 4/2017 (quý đầu tiên tung hàng). Việc tung sản phẩm mới phục vụ giới trẻ và thâm nhập vào ngành “mì nấu” sẽ là những động lực mới giúp thúc đẩy tăng trưởng. Ban Điều hành kỳ vọng doanh thu thực phẩm tiện lợi sẽ đạt khoảng 4.500 tỷ đồng trong cả năm 2018.

Một lĩnh vực khác của MCH là thịt chế biến. Đây là một trong những ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất của MCH. Sau giai đoạn tăng trưởng khoảng 6 lần trong năm 2017, doanh thu ngành hàng này được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong năm 2018. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ nhãn hiệu mẹ “Heo Cao Bồi”, với sản phẩm chủ lực là xúc xích trong năm 2017.

Vào tháng 12/2017, MCH tung Thịt viên Heo Cao Bồi 3 phút nhằm mở rộng nhãn hiệu mẹ ra các ngành thịt chế biến và giải pháp cho bữa ăn. Sản phẩm xúc xích tiệt trùng cao cấp dự kiến sẽ tung vào nửa đầu năm 2018 sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của nhãn hiệu trong ngành hàng và giúp mở rộng danh mục sản phẩm snack từ thịt. Ngoài ra, công ty liên doanh mới với đối tác từ Hàn Quốc vào Quý 2/2018 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng bằng việc áp dụng các công nghệ mới hàng đầu và kiến thức từ đối tác. Ban Điều hành sự kiến doanh thu từ thịt chế biến sẽ tăng lên hơn 500 tỷ đồng trong 2018.

Ngành hàng cà phê của MCH (không bao gồm Wake-Up 247 do thuộc lĩnh vực đồ uống) ghi nhận doanh thu 298 tỷ đồng trong Quý 1/2018, tăng 79,5% so với 166 tỷ đồng trong Quý 1/2017, với tăng trưởng hầu như đến từ tăng trưởng sản lượng. Tăng trưởng doanh thu hàng bán đến người tiêu dùng ở mức 16% do hàng tồn kho giảm còn 122 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2018, so với 201 tỷ đồng vào cuốii năm 2017. Doanh thu ngành hàng cà phê trong năm 2017 dự kiến sẽ đạt mức 1.700 – 2.000 tỷ đồng.

Doanh thu thuần của lĩnh vực đồ uống của MCH đạt 514 tỷ đồng Quý 1/2018, tăng 41,7% so với Quý 1/2017, chủ yếu đến từ tăng trưởng doanh thu 75,7% của nước tăng lực lên 358 tỷ đồng trong Quý 1/2018 so với 204 tỷ đồng trong Quý 1/2017. Tăng trưởng của nước tăng lực đến từ việc mở rộng hệ thống phân phối toàn quốc và thương hiệu mạnh Wake-Up 247. Doanh thu hàng bán đến người tiêu dùng trong Quý 1/2018 tăng 32% so với cuối năm 2017, với mức tồn kho được duy trì ở mức 82 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2018 so với 62 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Nhãn hiệu nước tăng lực mới Compact được tung vào tháng 4/2018 sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị phần trong ngành hàng tăng trưởng nhanh này. Nhìn chung, Ban Điều hành kỳ vọng lĩnh vực đồ uống sẽ đem lại doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 2018.

Masan Consumer được kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông Công ty là 3.100 đến 3.400 tỷ đồng trong năm 2018.

Đọc thêm

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.