Mang tóc ướt đi ngủ, cô gái thức dậy với khuôn mặt méo

Hình chỉ có tính minh họa
Hình chỉ có tính minh họa
(PLO)  Sau một đêm đi ngủ với mái tóc ướt, cô gái hoảng hốt phát hiện một bên mặt của mình bị méo, liệt cứng không thể cử động được

Theo Health Sina, nạn nhân tên Tuyền Tử 22 tuổi ở Trùng Khánh. Cô gái đã mang nguyên mái tóc còn ướt đi ngủ. Thức dậy, cô vô cùng kinh hãi khi phát hiện khuôn mặt mình bị biến dạng, vùng mặt trái cứng đơ không thể điều khiển. 

Bác sĩ Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Hoàng Kiến Bình, Trung tâm Y tế cộng đồng khu Đại Bình, chẩn đoán bệnh nhân bị méo mặt là do để tóc ướt đi ngủ. Trong thời gian ngủ dài, tóc ướt đã kích thích các dây thần kinh sau tai khiến máu không đủ cung cấp lên mặt dẫn đến méo mặt.

Hiện tượng méo mặt là do dây thần kinh mặt bị tê liệt, thường xảy ra khi gặp nóng hoặc lạnh đột ngột. Ban đêm là thời gian cơ thể trong trạng thái thư giãn, sức đề kháng suy giảm. Nếu để tóc ướt suốt nhiều giờ khi ngủ sẽ kích thích lên các dây thần kinh sau tai, gây co giật cục bộ, máu không cung cấp đủ cho các dây thần kinh mặt dẫn đến méo mặt.
Cần làm khô tóc trước khi đi ngủ.
Cần làm khô tóc trước khi đi ngủ. 
Theo Sống khỏe, việc để tóc ướt khi đi ngủ sẽ mang đến rất nhiều hậu quả khôn lường:

Khi bạn đi ngủ mà da đầu vẫn còn ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi nấm, vi khuẩn gây hại phát triển, làm xuất hiện gàu và tình trạng ngứa da đầu. Bạn cũng sẽ gặp phải một số các căn bệnh khác liên quan đến da đầu nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên.

Ngoài việc gây ngứa, các vi nấm, vi khuẩn khi phát triển trên tóc và da đầu trong thời gian chúng ta đi ngủ cũng sẽ sẽ gây tổn thương da đầu, nang tóc. Đồng thời, chúng cũng khiến các sợi tóc trở nên kém vững chắc, dễ rụng hơn.

Khi tóc ướt, lớp biểu bì mở ra, lúc này tóc rất yếu và không chịu được ma sát. Đi ngủ khi tóc còn ẩm sẽ dẫn đến việc lớp sừng tóc mỏng đi, khiến cho tóc bị khô.

Đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu, đồng thời tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề sau khi thức dậy. Nguyên nhân là nước đọng lại trên tóc và da đầu sẽ khiến các mạch máu hoạt động chậm lại. Việc này cũng làm ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn máu và gây nên các cơn đau đầu, lâu dần sẽ gây đau nhức đầu mãn tính.

Khi bạn gội đầu vào buổi tối, nhất là bằng nước nóng, trong quá trình cơ thể tản nhiệt ra bên ngoài, các mạch máu co lại, lưu lượng máu cục bộ giảm, sức đề kháng bị giảm theo. Vì thế, vi khuẩn hoặc vi-rút sẽ phát triển gây viêm nhiễm đường hô hấp hoặc cảm lạnh.

Để tóc ướt rồi đi ngủ cũng có thể gây lên bệnh bệnh viêm tĩnh mạch da đầu mãn tính.

Biểu hiện thường thấy là ngứa ngáy, đau nhức đầu, nặng đầu và mệt mỏi. Người mắc bệnh viêm tĩnh mạch và da đầu mãn tính sẽ có phần da đầu dày và thô hơn mức thường, đồng thời dưới lớp da đầu còn có những cục sưng nhỏ trồi lên. Tình trạng này cực nguy hiểm, cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để tóc ướt khi đi ngủ có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm
 Để tóc ướt khi đi ngủ có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm

Các nhà khoa học khuyên rằng nên gội đầu vào buổi sáng, vì nó không những có lợi cho sức khỏe mà còn giúp tinh thần sảng khoái để khởi đầu ngày mới. Nếu có thói quen gội đầu vào buổi tối, bạn cần phải sấy hoặc lau tóc thật khô trước khi đi ngủ.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chú ý giữ ấm cho cơ thể hàng ngày, tránh gió lạnh, đi ra ngoài nên đeo khẩu trang che mặt và tai. Ngoài ra nên chú ý vận động để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt tăng cường vận động cơ vùng mặt bằng các động tác nhăn trán, bĩu môi, nheo mắt, nhíu mày…

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.