Mạch nguồn Rồng Tiên

(PLVN) - Lịch sử loài người có ba mối nguy: Dịch giã, thiên tai, địch họa. Ba mối nguy ấy đã cùng ập tới trong năm 2020. Đại dịch Covid-19 bùng phát đe dọa sức khỏe tính mạng nhân loại. Liên tiếp những hạn hán thiên tai, những cơn lũ lịch sử và hàng loạt cơn bão ập đến. Con virus Corona quái ác còn cắt đứt những mối quan hệ giữa người với người, khiến toàn cầu lao đao đối mặt cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất thế kỷ, chính là một dạng “địch họa”. 
Tiến sỹ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam
Tiến sỹ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam 

Tưởng như dải đất hình chữ S phải oằn mình xơ xác. Thế nhưng trong khi thế giới phải căng mình đối phó dịch bệnh hoành hành, Việt Nam vẫn vững vàng, là một trong những quốc gia hiếm hoi có cuộc sống “bình thường” quý giá.  

Cả thế giới phải thán phục người Việt kiên cường, thần kỳ, thần tốc kiểm soát khống chế dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá “thành công mà các nước từ Âu tới Mỹ chỉ có thể mơ ước”… Cuộc sống bình thường mới tiếp diễn. Đường phố vẫn dập dìu người xe. Trường học vẫn líu lo tiếng trẻ. Công trường vẫn rộn rã tiếng cười.

Hai tháng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” không vùi dập nổi sức sống Việt Nam. Sức tàn phá của thiên nhiên không thể mạnh bằng sức mạnh tương thân tương ái, nghĩa đồng bào. Cả nước hướng về vùng bão lũ với sự động viên, những sẻ chia vật chất thiết thực. Gạt nước mắt sau những hy sinh tổn thất, những nụ cười lạc quan “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” lại bừng sáng ở khúc ruột miền Trung.

Nỗi lo âu đất nước có nền kinh tế thuộc dạng “mở cửa” nhất thế giới sẽ tổn thương trước cuộc suy thoái toàn cầu cũng đã bị xóa tan. Năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng dương; tiếp tục là một hình mẫu về thành tựu xóa đói giảm nghèo, là câu chuyện thành công truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu. Thế giới đóng cửa, chúng ta mới càng phải phát huy và ngời sáng tinh thần tự cường. “Trong nguy có cơ” là như vậy.

Cùng với việc đề cao phòng và chống virus 

Corona, phong trào diệt “virus tham nhũng” lại tiếp tục rực lửa, đi vào thực chất hơn. Tinh thần trên dưới đồng lòng quyết liệt đấu tranh phòng chống tham nhũng càng lan tỏa sâu rộng, trở thành xu thế không ai có thể cưỡng lại; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của toàn dân với Đảng, Nhà nước.

Ở khía cạnh đối ngoại, dù “con tàu ASEAN 2020” phải đi qua vùng biển động, dông bão dữ dội của đại dịch Covid-19, bị chao đảo bởi tình hình thương mại, kinh tế suy giảm mạnh, cạnh tranh địa chiến lược quốc tế diễn ra gay gắt tại khu vực… nhưng với tay lái vững vàng của “thuyền trưởng” Việt Nam, “Năm Chủ tịch ASEAN 2020” đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất. 

Nhìn lại năm 2020, tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam càng được thể hiện một cách toàn diện, rõ nét. 

* * *

Những kỳ tích Việt Nam đạt được khiến cả thế giới băn khoăn: Cội nguồn, sức mạnh nào giúp người Việt sớm trở lại cuộc sống bình yên như thế? Linh khí nào giúp đất nước sớm vượt qua biến cố quy mô nhân loại như thế?

Truyền thuyết kể rằng người Việt có cha là Lạc Long Quân trấn giữ miền biển, mẹ là Âu Cơ cai quản vùng núi. Trăm người con từ bọc trăm trứng tỏa ra xuống biển lên non, trở thành tổ tiên người Bách Việt, truyền đời dòng giống Tiên Rồng, vui sống thuận thiên với nền văn minh lúa nước, cùng gìn giữ xây đắp giang sơn, đánh tan mọi thế lực hắc ám, ngoại bang.

Truyền thuyết có khi không chỉ là truyền thuyết, mà thực hư đan xen. Nhiều chứng cứ lịch sử đã chứng minh tổ tiên ta có những khả năng kỳ diệu chưa thể lý giải. Làm cách nào mà từ hàng ngàn năm trước, người Việt cổ đã có thể đúc ra những chiếc trống đồng độ mỏng chỉ hơn tờ giấy, vừa đạt giá trị nghệ thuật hoàn mỹ, vừa đáp ứng hàng loạt yêu cầu kỹ thuật đỉnh cao? Chỉ có thể gọi đó là điều thần kỳ, vì cho đến tận bây giờ, kỹ thuật thời cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không thể tạo tác ra một chiếc trống đồng tinh xảo như cha ông ta đã đúc. 

Hồn thiêng sông núi là có thật, như bãi cọc trên sông Bạch Đằng. Trận địa như được mẹ thiên nhiên tạo tác sẵn, thêm mưu trí bày binh bố trận của con cháu là tạo nên sức mạnh vô địch đánh tan quân Nguyên Mông. 

Tố chất kỷ luật và bản năng trời phú biết đồng lòng, biết hy sinh trong mỗi người Việt được trao truyền hun đúc từ đời đời, lớp lớp con cháu Lạc Hồng. Mỗi khi đất nước, dòng giống đứng trước nguy cơ tồn vong, cả triệu người sẽ lại đồng lòng như một. Khó có nơi nào tinh thần đoàn kết chống dịch như ở Việt Nam, khi Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu giãn cách xã hội vừa lần đầu tiên ban hành, cả trăm triệu người trên dưới đều một lòng tuân thủ; người từ vùng dịch trở về đều vui vẻ cách ly tập trung 14 ngày dài đằng đẵng. Tính cách người Việt uyển chuyển, biết có những lúc cần phải chấp nhận hy sinh, không cứng nhắc chỉ ích kỷ đề cao tôn thờ cái tôi cá nhân. Niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chung sức đồng lòng của toàn hệ thống chính trị hợp thành sức mạnh mang sắc màu thể chế Việt Nam để đất nước vượt qua cuồng phòng, dịch giã. 

Cha ông ta không để lại những lâu đài thành quách nguy nga xa hoa, chỉ để lại chiếc trống đồng khiêm nhường; dấu tích những trận chiến bảo vệ đất nước; cùng dòng máu đoàn kết, kỷ luật, yêu nước thương nòi, biết hy sinh len lỏi trong huyết quản - dòng máu Lạc Hồng mỗi người con đất Việt. Nói như một lãnh đạo Chính phủ lý giải trên diễn đàn Quốc hội, đó chính là dòng chảy làm nên nhân dân ta, đất nước ta, là mạch nguồn dòng giống Rồng Tiên. Mạch nguồn ấy chính là gia tài quý báu bậc nhất tổ tiên để lại cho cháu con, tạo nên sức mạnh vô biên, giúp đất nước từng chiến thắng bao hiểm họa nay lại thần kỳ đánh bại những dịch giã, thiên tai, địch họa mới.

* * *

Nhìn nhận, khẳng định lại mạch nguồn Rồng Tiên luôn chảy trong huyết quản trong mỗi người con đất Việt, trong dòng chảy thời gian; để chúng ta càng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống, tự hào với dòng giống và truyền thống Việt Nam, giữ gìn, bồi đắp và trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Nhìn nhận, khẳng định lại mạch nguồn Rồng Tiên, cũng khiến chúng ta càng tin tưởng vào Đại hội Đảng lần thứ XIII sáng suốt lựa chọn ra được những người con ưu tú, tinh túy nhất của đất nước, dân tộc, thời đại để dẫn dắt, lãnh đạo, đưa đất nước tới một giai đoạn mới ngày càng phồn thịnh, tốt đẹp, nhân văn; để ngày càng có nhiều đóng góp hơn cho một thế giới hòa bình, tươi sáng, phát triển.

Nhìn nhận, khẳng định lại mạch nguồn Rồng Tiên, cũng là để chúng ta cùng cháy bỏng khát vọng hùng cường, càng thêm tin tưởng con đường Cách mạng do Đảng ta lãnh đạo để dẫn dắt đất nước ta, dân tộc ta đi đến vị thế sánh vai cùng các cường quốc năm châu. 

Tiến sỹ Đào Văn Hội 

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.