Ly kỳ cuộc giải cứu 30 học sinh Pháp tại Djibuti

Súng bắn tỉa FRF1
Súng bắn tỉa FRF1
(PLO) -Cuộc giải cứu nhi đồng Pháp tại Djibouti, một đất nước xa xôi nằm bên vịnh Aden, gần lối vào biển Đỏ là chiến công đầu tiên của GIGN ở nước ngoài. Từ đây, dư luận thế giới biết nhiều đến GIGN hơn và tỏ ra rất khâm phục. 

Đối với người dân Pháp, họ tự hào về lực lượng đặc nhiệm GIGN và dành cho lực lượng này với tên gọi “Gió Lốc”.

Khi trẻ em là con bài chính trị

Djibouti nằm ở khu vực Đông Phi, vị trí chiến lược bên vịnh Aden, gần lối vào biển Đỏ và có chung biên giới với Ethiopia, Eritrea, Somalia. Việc khai thông kênh đào Suez (1869) đã làm tăng tầm quan trọng của cảng Obock, một thương cảng mà người Pháp giành quyền sở hữu từ năm 1862.

Năm 1896, vùng Bờ biển Somalia thuộc Pháp được thành lập do Ethiopia nhượng lại cho Pháp để đổi lấy việc xây dựng đường sắt nối liền Adis Abeba đến cảng Djibouti, vùng đất này trở thành lãnh thổ hải ngoại năm 1946 và hưởng quyền tự trị năm 1956.

Ethiopia và Somalia đòi lại chủ quyền lãnh thổ, nhưng sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1967, vùng này trở thành lãnh thổ của người Afar và Issa thuộc Pháp.

Ngày 3/2/1976, khi chuông đồng hồ báo 8h sáng vừa điểm, tại thành phố Djibuti, thủ phủ của Afars và Issas thuộc Pháp, có 4 kẻ khủng bố bắt cóc một chiếc xe buýt chở học sinh của trường học dành cho con em quân nhân Pháp trong căn cứ quân sự tại đó.

Bọn chúng lái xe đến địa điểm cách vọng gác biên giới Somalia 180m, đưa ra lời đe dọa: Nếu phía Chính phủ Pháp không đồng ý cho Afars và Issas độc lập, chúng sẽ giết chết  toàn bộ con tin.

Như đã nói, tại thời điểm ấy, Afars và Issas còn thuộc Pháp, hay là Djibuti ngày nay (độc lập ngày 27/6/1977). Do nằm ở vị trí quan trọng trên đường vào biển Đỏ, miền Đông châu Phi, người Pháp đã cho xây dựng tại đây một căn cứ quân sự để khống chế, ngăn chặn sự nổi dậy của nhân dân địa phương.

Lúc đó, phong trào đòi độc lập dân tộc trên thế giới phát triển mạnh, nhất là ở Mỹ la tinh và châu Phi. Vì vậy, việc người Somali đòi độc lập cũng là chính đáng, nhưng người Pháp làm ngơ trước điều này.

Để thực hiện mục đích đối với Chính phủ Pháp, các thành viên tổ chức mặt trận giải phóng bờ biển Somali đã gây ra sự kiện bắt cóc xe buýt chở học sinh con em quân nhân Pháp để gây sức ép. Tại thời điểm bị bắt cóc, trên xe có 30 học sinh người Pháp tuổi từ 6 đến 12.

Tin tức nhanh chóng bay về nước Pháp, Chính phủ Pháp quyết định lập tức cử lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố - đội can thiệp hiến binh quốc gia đi làm nhiệm vụ giải cứu con tin. Mệnh lệnh dùng lực lượng đặc nhiệm đi giải cứu con tin được thực hiện rất nhanh chóng và bí mật, không thông qua một phương tiện truyền tin hiện đại nào mà bằng liên lạc chạy chân.

Cụ thể, vào ngày hôm đó, một chiếc xe con màu xanh lam chạy như bay đến Sở chỉ huy của đội đặc nhiệm đặt tại Maisonarfe, đón đội trưởng Berluto đang chỉ huy đơn vị tập luyện đưa về Bộ Quốc phòng. Một viên tướng của Bộ Quốc phòng trao cho anh mệnh lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu. Ngay lập tức, đội đặc nhiệm này phải làm công tác chuẩn bị và lập tức xuất phát. 

Ngay đêm hôm ấy, Trung uý Berluto dẫn phân đội đặc nhiệm 9 người đi thực hiện nhiệm vụ một cách bí mật. Lúc 0 giờ 45 phút, họ lên chiếc máy bay vận tải DC - 8 đã được cải trang, bí mật bay đến Djibuti.

Ngay sau khi tới nơi, không quản mệt nhọc sau hành trình dài, Berluto lập tức tổ chức một cuộc họp chớp nhoáng trong tòa nhà lớn của sân bay. Tiếp đó, tại sở chỉ huy của tướng Bulase, người phụ trách chiến dịch giải cứu, đã tổ chức họp, tiến hành phân tích tình hình. Để nắm được tình hình cụ thể, Berluto tự mình đi trinh sát thực địa.

Đối với Berluto thì một vài tên bắt cóc kiểu này không có gì đáng kể, nhưng vấn đề hóc búa là ở chỗ cách chiếc xe chở học sinh 180m là một trạm gác của lực lượng biên phòng Somalia. Ngoài 4 tên khủng bố ở trên xe, còn có một tên nữa bên ngoài, làm thế nào để đối phó với tên thứ 5 đang ở ngoài xe và rõ ràng là cuộc bắt cóc này đã thực sự được giới quân sự Somali ngấm ngầm cho phép.

Phía Pháp đã điều động một lực lượng quân sự của họ ở nước ngoài, sẵn sàng chi viện hỏa lực cho đội đặc nhiệm khi hành động, ngăn chặn mọi hành động quân sự của phía quân Somali.

Phân đội đặc nhiệm được trang bị những vũ khí hiện đại, từ máy nghe trộm hiện đại cho đến chìa khóa vạn năng, nhưng trong trường hợp này, những trang bị trên không có mấy đất dụng võ, họ chủ yếu phải dựa vào bản lĩnh cá nhân nghị lực và khả năng xạ kích đã được rèn luyện. 

Qua nghiên cứu, trinh sát thực địa, Berluto quyết định vào lúc trời gần sáng đưa 9 thành viên trong đội đặc nhiệm vào vị trí xung quanh chiếc xe. Bằng nghệ thuật ngụy trang điêu luyện, họ hòa lẫn vào với địa hình, địa vật xung quanh, bọn khủng bố không hề phát hiện được sự có mặt của họ.

Hành động chớp nhoáng

Mặt trời châu Phi như đổ lửa, chiếu cái nóng như thiêu đốt xuống mặt đất, sa mạc bị hun nóng bỏng, các binh sĩ vẫn phải giữ nguyên tư thế mai phục. Từ lúc xuất phát ở Paris chưa kịp ăn chút gì, cũng chưa kịp uống nước, họ bám trụ kiên cường trên vị trí với những cặp mắt chăm chú dõi vào chiếc xe buýt qua ống kính ngắm gắn trên thân súng. 

Berluto yêu cầu các xạ thủ phải giữ liên lạc, dưới cổ mỗi người đều đeo một máy bộ đàm siêu nhỏ, báo cáo thường xuyên về vị trí của từng tên khủng bố; chỉ cần nhận được báo cáo tất cả bọn khủng bố đã nằm trong tầm ngắm của các xạ thủ, họ sẽ lập tức được lệnh nổ súng.

Họ bắt buộc phải nổ súng đồng loạt tiêu diệt bọn khủng bố trong thời gian ngắn nhất để bảo đảm được an toàn cho các học sinh đang bị bắt cóc. Vấn đề mấu chốt lại là, liệu trước khi các xạ thủ bắt được mục tiêu, bọn khủng bố có hành động liều lĩnh nào hay không? 

Berluto còn lo, các học sinh trên xe che khuất tầm nhìn của các xạ thủ nên quyết định thực hiện một phương án khá mạo hiểm là bỏ thuốc ngủ vào đồ ăn của học sinh. Phương án này mạo hiểm ở chỗ, nếu bọn khủng bố phát hiện được ý đồ của họ thì hậu quả sẽ không thể lường trước được.

Lúc 14h ngày 4/2, bọn khủng bố đồng ý cho các học sinh được nhận thức ăn. Berluto bố trí cho người đưa đồ ăn bỏ thuốc ngủ vào đó, nhằm khiến các học sinh rơi vào trạng thái buồn ngủ. Thật may là bọn khủng bố hoàn toàn không lường được mẹo này.

Khi 30 học sinh ăn xong thì đều lăn ra ngủ ngay trên ghế, bọn khủng bố thì cho rằng do số học sinh bị sợ hãi và đói mệt mỏi thiếp đi nên không để ý. 

Sau gần 10 tiếng đồng hồ mai phục, chờ đợi gian khổ, cuối cùng cơ hội tấn công đã đến, toàn bộ bọn khủng bố đã rơi vào vòng ngắm. Khi nhận được báo cáo, Berluto lập tức hạ lệnh nổ súng. 

Trong nháy mắt, những viên đạn bay tới nhằm thẳng vào mục tiêu. 4 tên khủng bố trên xe lập tức ngã gục, tên thứ năm bị hạ gục ngay gần xe ô tô. Tất cả lập tức trở nên hỗn loạn, lính biên phòng Somalia nổ súng vào phân đội đặc nhiệm, ngăn cản không cho phép họ tiếp cận chiếc xe.

Ngay lập tức lực lượng quân Pháp tiếp viện dội bão lửa xuống đầu vào trạm gác biên phòng Somalia. Berluto tự mình dẫn phân đội lao tới giải cứu cho các học sinh. 

Nếu họ chỉ đến chậm một bước thì chắc chắn tên khủng bố thứ 6 đã lên được xe. Một viên đạn do lực lượng biên phòng Somalia bắn tới đã trúng vào một nữ học sinh, lực lượng đặc nhiệm lập tức bắn trả. Dưới làn đạn như mưa của lực lượng đặc nhiệm và lính cứu viện Pháp, kẻ chủ mưu vụ bắt cóc và đồng bọn của chúng phải hứng chịu sự trừng phạt đích đáng và mất mạng. 

Chiến dịch giải cứu con tin tại Djibuti đã kết thúc với thành công xuất sắc. Sau khi nhận được mệnh lệnh khẩn cấp, phân đội đặc nhiệm đã thực hiện hành trình dài sang một vùng đất lạ, nhanh chóng thu thập tin tức, định kế hoạch, kiên trì chờ thời cơ, nghiêm túc chấp hành theo đúng kế hoạch.

Trong số 30 con tin, có 29 người được cứu thoát an toàn, phân đội đặc nhiệm không có ai bị thương vong. Chiến dịch này được Chính phủ Pháp đánh giá rất cao. Sau chiến dịch, mỗi thành viên trong nhóm đặc nhiệm được tặng thưởng thêm một tấm huân chương lấp lánh ở trên ngực.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.