"Lột mặt nạ" lâm tặc của cán bộ bảo vệ rừng (Kỳ 2)

Một số đối tượng đã bị bắt trong chuyên án
Một số đối tượng đã bị bắt trong chuyên án
(PLO) - Nghi vấn cán bộ kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, Phòng CSĐT tội phạm về Kinh tế & Chức vụ (PC46), Công an TP. Đà Nẵng xác lập chuyên án truy xét, giao Đội 5 làm chủ công, huy động lực lượng truy manh mối. 
Như PLVN đã đưa tin ở bài viết trước: Sau khi phát hiện một lượng lớn gỗ lậu, nhiều ý kiến cho rằng “Số gỗ kiền kiền nếu được vận chuyển ra bên ngoài tiêu thụ chỉ có một con đường đi ngang qua Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông. Như vậy, trạm Cà Nhông có liên quan.Nghi vấn có hẳn một bộ phận cán bộ kiểm lâm tham gia vào đường dây bảo kê, tiếp tay cho lâm tặc”. 
Theo Trung tá Nguyễn Hoàng Lâm, đội trưởng Đội 5, hồ sơ vụ việc khi đó chỉ vỏn vẹn tờ quyết định khởi tố vụ án hình sự từ Chi cục kiểm lâm, hiện trường cách xa trung tâm thành phố, phải lội bộ, ở dài ngày trong rừng sâu… nên quá trình lần tìm manh mối khó khăn vô cùng. 
Bám trai làng tìm nguồn tin
Ban chuyên án nhận định, để vận chuyển gỗ từ rừng ra được tới điểm tập kết, khả năng lâm tặc thuê người địa phương, nên cho cho tiếp cận hướng này. 
Qua nguồn tin từ một số thanh niên ngụ thôn 2 xã Tư, họ có tham gia vận chuyển gỗ đã được xẻ đưa từ rừng ra cho một người tên Tam, không rõ lai lịch, chỉ biết nói giọng Bắc.
Cõng gỗ ra đến bìa rừng, họ chất lên xe tải loại 3 cầu, do anh em Kiều Ngọc Trung (SN 1989) và Kiều Ngọc Quý (SN 1991, ngụ xã 3, Đông Giang) điều khiển chở đi. 
Xác minh lai lịch loại xe đặc biệt này, được biết người thuê là Phan Đình Lợi (thường gọi Lợi “đen”, râu”, SN 1985, ngụ Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng). 
Ngày 10/4, Ban chuyên án đột phá giai đoạn 1, bắt tạm giam Quý, Trung, Lợi về hành vi Vận chuyển lâm sản trái phép. 
Các đối tượng khai khối lượng gỗ trên khi vận chuyển đã đi qua trót lọt Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông, nên một ngày sau đó, đối tượng Phạm Phú Cường (nguyên Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông, SN 1967, quê Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam) và Nguyễn Văn Ấn (nhân viên của Cường, SN 1985, quê Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng) cũng bị bắt về tội Thiếu trách nhiệm trong quản lý rừng.
Lột mặt nạ Trưởng trạm quản lý rừng 
Bước đầu điều tra, Lợi khai nhận, khoảng đầu năm 2014 đã thu mua các loại gỗ trong rừng Bà Nà - Núi Chúa từ Vũ Văn Tam (SN 1968, quê Nam Định, ngụ thôn Lấy, xã Tư). 
Tam đã có vợ và 2 con ở Giao Thủy (Nam Định), nhiều năm trước bỏ quê vào khu vực Đông Giang khai thác vàng trái phép, từng bị công an huyện xử lý hành chính tội buôn lậu. Sau đó Tam lấy thêm vợ hai tên Đặng Thị Lựu (người địa phương, đối tượng này được xác định là đồng phạm với Tam, được tạm tách ra điều tra, xử lý sau), rồi chuyển sang nghề khai thác gỗ trái phép. Ngày 12/4, cảnh sát bắt Tam.
Danh sách các đối tượng phá rừng chưa hết. Một lâm tặc đắc lực chuyên xẻ gỗ cho Tam trong vụ này là đối tượng tên Lưu, khi ấy đã trốn mất, đồng bọn khai vẻn vẹn thông tin “chân đi kiểu vòng kiềng”. 
Để lần tìm và bắt được Lưu, các trinh sát phải ngược xuôi cả tháng trời hỏi thăm tin tức từ một số “phu” vàng, nhiều lần nhờ Công an huyện Chiêm Sơn, Phòng Hồ sơ lưu trữ (PV 27, Công an Ninh Bình) sàng lọc, mới có được tên đầy đủ là Đỗ Văn Lưu (SN 1968, quê xóm 7, xã Lai Thành, Chiêm Sơn).
Khi biết Lưu đã trốn vào Bù Gia Mập (Bình Phước), Ban chuyên án bố trí trinh sát nói giọng Bắc vào vai người quen tiếp cận bắt giữ. 
Lưu khai thêm đồng phạm gồm Nguyễn Văn Học (SN 1971, ngụ Chiêm Sơn), Lê Văn Chính (SN 1975), Nguyễn Văn Thuấn (SN 1977) và Hoàng Văn Vụ (SN 1971, đều ngụ Lê Thành, huyện Kim Sơn, Ninh Bình). 
Cả nhóm lần lượt “hội ngộ” trong trại giam. Theo khai nhận, nhóm Lưu thuộc thành phần lao động phổ thông, sau khi vào Đông Giang làm vàng, tình cờ quen Tam và được thuê hạ cây, xẻ gỗ. 
Một thanh gỗ ra quy cách, được Tam tính giá 150 ngàn đồng. Sau đó Tam thuê người bốc vác ra xe 70 ngàn đồng/thanh. Tổng chi phí khoảng 220 ngàn, tới điểm tập kết, Tam bán lại cho “đầu nậu” Lợi giá 550 ngàn đồng/thanh, “ăn lãi” gấp hơn 2 lần số tiền “đầu tư”.
Theo Công an Đà Nẵng, nhóm lâm tặc gây ra thiệt hại ban đầu tạm tính khoảng 154,360 m3 gỗ cây đứng nguyên khai, ước tính giá trị lâm sản và giá trị môi trường đặc dụng gần 4,5 tỉ đồng. 
Ngoài khởi tố vụ án, bắt giam các đối tượng trên, ngày 4/5 vừa qua, PC46 còn khởi tố bổ sung các tội danh: Hai cán bộ kiểm lâm bị chuyển từ tội Thiếu trách nhiệm sang tội Nhận hối lộ; khởi tố bổ sung Tam thêm tội Đưa hối lộ. Đặc biệt, còn có dấu hiệu một số cán bộ Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng liên quan đến hành vi nhận hối lộ, cảnh sát đang tiếp tục điều tra.
Rừng Bà Nà – Núi Chúa, có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở, có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và độ ẩm càng tăng. Hệ thực vật đa dạng và độc đáo với khoảng 136 họ, 379 chi và hơn 543 loài (có 251 loài cây thuốc). Hệ động vật: 256 loài động vật có xương sống (61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát)
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ lậu, sến mặt, thông chàng, trĩ sao, vượn má hung... 

Tin cùng chuyên mục

 Khởi tố các đối tượng liên quan đến vụ án kinh tế tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu

Khởi tố các đối tượng liên quan đến vụ án kinh tế tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 7 đối tượng có hành vi “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gian lận bảo hiểm xã hội” xảy tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu.

Đọc thêm

Công an TP HCM khởi tố 17 người mua bán chất độc Xyanua, thu giữ 9,5 tấn tang vật

Từ trái qua, đối tượng Phan Minh Trung, Nguyễn Thành, Hà Văn Việt, Khúc Văn Hiếu kinh doanh, mua bán gần 4 tấn chất độc xyanua ra thị trường. (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Sau hơn 1 tháng triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn Thành phố”, Công an TP HCM đã phát hiện khởi tố 5 vụ án, 17 bị can về tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ 9,5 tấn xyanua, 315 kg axit sulfuric, 105 kg clohidric và nhiều tang vật khác.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.

Vụ vi phạm đấu thầu tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính

Vụ vi phạm đấu thầu tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính
(PLVN) - Cơ quan CSĐT (C03, Bộ Công an) vừa ban hành bản kết luận điều tra (KLĐT) vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT, Cty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC). C03 đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Cty AIC, hiện đang bỏ trốn), Nguyễn Trọng Đường (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (KH - TC), Bộ TT&TT, cựu Giám đốc VNCERT) và 11 bị can về tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.