Quản lý tiền để giữ chân chồng

(PLO) - Hai mươi năm hôn nhân, kinh nghiệm tôi rút ra là gửi tiền bạc vào tay vợ không khác gì ném vào kho không đáy, chỉ có vào mà không có ra.
Tôi từng thắc mắc với vợ mình “tại sao phụ nữ các em thấy tiền cứ như mèo thấy mỡ vậy?”. Vợ tôi lườm một cái cháy quần áo chồng rồi bảo “các anh sướng không biết đường hưởng. Có người quản lý cho chỉ việc sống với hưởng thụ mà không biết điều”. 
Tôi thì chẳng thấy sung sướng ở đâu, hai mươi năm hôn nhân là chừng ấy năm tôi thấy mình như một kẻ làm thuê, tháng tháng kiếm tiền về nộp cho bà chủ là vợ.
Nhân chuyện mọi người bàn nhau về vấn đề chồng làm được bao nhiêu tiền có nên đưa hết cho vợ cất giữ. Tôi xin trình bày cảm nhận và thực tế hai mươi năm hôn nhân, hai mươi năm cun cút kiếm tiền về nộp cho vợ của mình, để ai đó còn băn khoăn sẽ có sự lựa chọn sáng suốt.
Cảm nhận thứ nhất: thấy mình như một đứa trẻ.
Mỗi sáng vợ phát cho mấy chục ăn sáng (kinh tế lạm phát nhưng tiền vợ đưa cho không hề cân nhắc đến điều này). Ngoài ra tính toán tiền xăng xe, đề phòng hỏng hóc bất thường đều nằm trong kế hoạch của vợ. 
Nếu muốn xin thêm tiền để gặp gỡ bạn bè, phải rách cả miệng vợ mới thò tiền ra. Nghĩ đến thời còn ở nhà với bố mẹ, cần tiền gì cũng phải trình bày lí do cụ thể. Khác ở chỗ đây là xin tiền của chính mình.
Cảm nhận thứ hai: luôn cảm thấy mất tự tin
Điều đó là đương nhiên, trong khi cái gì cũng tính bằng tiền thì cái ví rỗng làm sao khiến mình tự tin nổi. Gặp gỡ đối tác, bạn bè…người ta rủ mình một chầu cà phê hay ăn một bữa trưa mà cũng phân vân, đắn đo xem có đủ tiền để trả hay không.
 Mỗi lần cơ quan cần đóng quỹ hoặc quyên góp gì đó mà vợ chưa xuất kịp, đành phải muối mặt đi vay mượn. Cứ tình trạng đó, bỗng thấy bản thân mình thật hèn kém và nhu nhược. Trong khi vợ hả hê vì các mối quan hệ của chồng cứ bị thu hẹp lại.
Ảnh minh họa từ Interrnet
Ảnh minh họa từ Interrnet 
Cảm nhận thứ ba: vợ là cái kho giữ tiền… không đáy
Và tiền vào tay vợ thì chỉ có một đi không trở lại. Lâu lâu gặp gỡ anh em, bạn bè, đi đám cưới hỏi, hoặc thi thoảng muốn gửi ít tiền, mua chút quà biếu bố mẹ hay giúp đỡ anh chị em… cũng không thể chủ động. Hễ mở miệng xin vợ thì lại bị cằn nhằn, khó chịu vì tội tiêu gì mà nhanh hết thế.
Rõ ràng là tiền của mình gửi vào “ngân hàng” vợ với cam kết “không mất đâu mà lo”, “cần thì em sẽ đưa” nhưng lúc cần thì chẳng bao giờ thấy luôn cả. Ba cảm nhận trên mới chỉ là tạm thời, còn rất nhiều cảm nhận khác nữa tôi xin phép để các anh cùng hoàn cảnh bình luận phía dưới.
Chỉ xin được nói với các chị em phụ nữ đã, đang, sẽ và sắp có chồng rằng: các chị đừng nên quản lí tiền của chồng. Hãy để chúng tôi được tận hưởng công sức lao động mình bỏ ra và tự nguyện đóng góp vào quỹ chung của gia đình.
Bởi một khi chúng tôi đã hư hỏng, thì không có tiền vẫn có cách để hư. Thậm chí, những anh chàng đào hoa không cần tiền mà gái vẫn theo, đôi lúc họ còn được cho thêm tiền nữa. Nắm hết tiền bạc của chồng sẽ khiến chúng tôi cảm thấy “vợ không tin tưởng mình”, cảm thấy “mất mặt” trước người thân, con cái và bạn bè. 
Vì vậy, chị em đừng tự biến mình thành một người quá quắt trong mắt chồng và tự đẩy họ vào vòng tay của người phụ nữ khác.
Các anh nào như tôi thì chắc đành cam chiu, chứ nhiều anh chưa có gia đình mà người yêu đã có tư tưởng nắm kinh tế thì cần phải chấn chỉnh luôn và ngay. Vợ là kho không đáy, đừng dại gì mà nộp tiền vào đó.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.