Lợi nhuận khủng từ nghề làm tinh bột nghệ

Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ của anh Bùi Công Trung ở Tam Dương (Vĩnh Phúc)
Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ của anh Bùi Công Trung ở Tam Dương (Vĩnh Phúc)
(PLO) - Nhận thấy thị trường tinh bột nghệ còn mới, nhiều tiềm năng, anh Bùi Công Trung (trú tại thôn Đồng Ăng, xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) quyết định bắt tay vào sản xuất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm nông nghiệp này.

Đại học không phải con đường duy nhất

Với suy nghĩ đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công, ngay sau khi học xong trung học, Bùi Công Trung đã quyết định không thi đại học, thay vào đó anh bắt tay vào việc phát triển mô hình kinh tế trang trại tại địa phương. Với nguồn vốn ban đầu khoảng 20 triệu đồng, anh nuôi 300 con ngan thịt, nhưng do thiếu kinh nghiệm cùng với kỹ thuật chăm sóc nên đàn vịt chết dần, chất lượng không đảm bảo khiến anh bị thua lỗ.

Hiện, mỗi năm gia đình anh cung cấp ra thị trường gần 30 tấn tinh bột nghệ, thu lãi từ 400-500 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. 

Không đầu hàng khó khăn, với sự giúp đỡ và động viên của bạn bè, năm 2006 anh chuyển hướng sang nuôi và ấp trứng vịt. Anh đi khắp các tỉnh lân cận để tìm hiểu học hỏi cách chăn nuôi của họ, ngoài ra anh còn tham khảo thêm kiến thức thông qua, sách báo, internet… để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Đến năm 2008, anh tiếp tục đầu tư thêm 300 triệu đồng để mua máy ấp trứng và mở rộng quy mô chuồng trại lên đến 2.000m2.

Anh đã phát triển quy mô kinh tế trang trại của mình trở thành trang trại chuyên cung cấp con giống như vịt, ngan, gà, ngỗng... với chất lượng đảm bảo. Trải qua những ngày tháng dở khóc, dở cười vì khi có kỹ thuật chăn nuôi thì thị trường trong nước gặp khó khăn, giá cả tụt dốc khiến anh thua lỗ nặng nề. Hiện, gia đình anh cung ứng ra thị trường từ 60.000 – 80.000 con giống. Trừ chi phí, trang trại của anh cũng thu về từ 200-300 triệu đồng mỗi năm. Đưa kinh tế gia đình phát triển, tạo điều kiện cho 3 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Song, không chỉ dừng lại ở đó, sẵn lợi thế đất đồi rừng của gia đình, anh tiếp tục đầu tư vào sản xuất tinh bột nghệ, ban đầu anh thử nghiệm với 3ha để trồng nghệ. “Cây nghệ được trồng từ tháng 2-3 dương lịch và sau 9 tháng mới cho thu hoạch, do đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh, nên trong suốt quá trình sinh trưởng, tuyệt đối không phải sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật nào. Cây nghệ có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, không những trồng được trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước.Việc trồng nghệ rất dễ, đầu tư ban đầu thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao” – anh Trung cho biết – “Ban đầu, anh sản xuất với quy mô nhỏ. Sau 6 tháng, nhận thấy thị trường tinh bột nghệ có tiềm năng phát triển, anh  đã quyết định đầu tư máy móc hiện đại, xây dựng nhà xưởng để  sản xuất tinh bột nghệ với quy mô lớn hơn”.

Lãi 500 triệu đồng mỗi năm từ sản xuất tinh bột nghệ

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trung cho biết, mỗi tháng gia đình anh cung cấp ra thị trường khoảng 5 tấn tinh bột nghệ với 3 loại là tinh bột nghệ đỏ (hay còn gọi là tinh bột nghệ nếp đỏ), tinh bột nghệ đen và nghệ vàng. Chúng đều có công dụng ngang nhau, rất có lợi cho sức khỏe của con người trong việc trị bệnh đau bao tử, đau dạ dày. Ngoài ra, còn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho chị em phụ nữ, hơn nữa lại lành tính nên được mọi người ưa dùng. Với mỗi loại tinh bột nghệ, hiện gia đình bán ra thị trường với giá 250.000 đồng/kg nghệ đen và nghệ vàng và 300.000 đồng/kg nghệ đỏ. Nghệ đỏ có nhiều công dụng đặc trị nên giá thành cao hơn một chút.

Do lượng tiêu thụ của khách hàng ngày càng lớn, ngoài lượng nghệ tươi gia đình trồng, anh còn thu mua thêm nghệ ở các tỉnh khác như Lào Cai, Lai Châu, Hưng Yên… Trong khâu sản xuất, anh luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm nên sản phẩm làm ra tạo được uy tín trên thị trường.

Chia sẻ về bí quyết của mình, anh Trung cho biết: “Mỗi cơ sở sản xuất tinh bột nghệ đều có những cách làm riêng, riêng sản phẩm của tôi khi uống bạn sẽ cảm nhận được mùi nghệ còn khá đặc trưng, màu nghệ vàng ươm. Trong quá trình sản xuất, tôi đặc biệt chú trọng đến nguồn nước, như vậy màu sắc của tinh bột nghệ sẽ không bị mất đi.Với phương pháp phơi khô thông thường, tinh bột không có màu sắc đẹp, chỉ để khoảng nửa năm đã có dấu hiệu hỏng, biến chất. Tuy nhiên, nếu sấy bằng máy, tinh bột nghệ thành phẩm có màu sáng, đẹp, thời gian lưu trữ được lâu hơn. Nếu bọc trong bao, lọ kín, mọi người có thể để được cả năm mà không lo bị hỏng”.

Được biết, không chỉ là hộ gia đình làm kinh tế giỏi, anh Trung còn luôn đi đầu trong các hoạt động phong trào của địa phương, nhiều năm anh giữ chức Bí thư Chi đoàn thôn và hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Kim Long. Năm 2009, anh còn được tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen “Thanh niên làm kinh tế giỏi”. 

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.