Lời khai về thủ đoạn đòi tiền của bị cáo trong đường dây 'đòi nợ thuê' một số ngân hàng, Công ty tài chính

Công an khám xét Công ty Pháp Việt. (Ảnh: Công an cung cấp)
Công an khám xét Công ty Pháp Việt. (Ảnh: Công an cung cấp)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (13/8), phiên tòa tại Tiền Giang xét xử 111 bị cáo thuộc Cty Luật TNHH Pháp Việt về tội Cưỡng đoạt tài sản bước sang phần xét hỏi. HĐXX thẩm vấn các bị cáo là chủ mưu Trần Văn Châu, Hồ Quốc Hùng (cùng là Phó Giám đốc Cty Pháp Việt); trưởng của 20 nhóm tại Cty cùng một số bị cáo có hành vi "khủng bố cấp độ cao" theo tiêu chí của Cty này.

Bị cáo Hà Thị Hiệp (34 tuổi) khai là nhân viên thu hồi nợ của Cty Pháp Việt từ giữa 2022 đến đầu 2023. Tháng 7/2022, Hiệp được giao hợp đồng của người đàn ông ở TX Cai Lậy vay hơn 50 triệu đồng tiền nợ gốc, lãi hơn 180 triệu đồng. Do người đàn ông không trả nợ, Hiệp dùng điện thoại có chức năng chuyển giọng nói nữ thành nam gọi cho em gái người này (đang làm việc tại một Cty may) đe dọa.

Lo sợ Cty cho em gái nghỉ việc, “con nợ” sau đó chuyển trả 10 triệu đồng rồi không trả tiếp. Hiệp tiếp tục gọi điện cho em gái người này dọa “cắt cổ”, đồng thời tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội biết cháu gái người vay tiền đang học lớp 3 tại một trường ở thị xã Cai Lậy, Tiền Giang. Hiệp sau đó tra số điện thoại trường, vờ là phụ huynh xin được số điện thoại của hiệu trưởng và cô chủ nhiệm.

Hiệp sau đó gọi cho hai người này đe dọa buộc cho bé gái nghỉ học, để tạo áp lực buộc người cậu trả nợ. Sau khi đe dọa sẽ làm hại đến con của hiệu trưởng và cô chủ nhiệm không được, Hiệp được trưởng nhóm (tại Cty Pháp Việt) chỉ đạo "cần có biện pháp mạnh tay".

Hiệp sau đó tra số điện thoại cửa hàng gas, nói giao bình 12kg đến trường, rồi gọi hiệu trưởng, cô chủ nhiệm khủng bố tinh thần "sẽ cho nổ tung trường". Lo sợ, lãnh đạo nhà trường đã trình báo cảnh sát. Công an bắt giữ Hiệp cùng băng nhóm đòi nợ.

Cáo trạng xác định, bằng thủ đoạn tương tự, trong vòng 8 tháng năm 2022, Hiệp đã thu hồi gần 1,7 tỷ đồng từ 60 người vay, được Cty Pháp Việt trả hơn 180 triệu đồng.

Trưởng nhóm Phan Minh Kỳ (33 tuổi) cho biết được Cty Pháp Việt giao quản lý 30 nhân viên. Kỳ sử dụng các ứng dụng kiểm tra thông tin bảo hiểm xã hội, Qcheck, PC-Covid để tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân của người vay và người thân.

Sau 6 tháng làm việc, Kỳ đưa vợ là Mai Thị Vân (30 tuổi) vào Cty làm nhân viên thu hồi nợ do mình quản lý. Kỳ hướng dẫn vợ và các nhân viên trong nhóm sử dụng điện thoại di động có chức năng giả giọng nói từ nam sang nữ và ngược lại, gắn sim rác, dùng các tài khoản Zalo ảo gọi điện thoại, nhắn tin liên tục để đe dọa người vay và người thân. Các nhân viên cũng được dạy cách thu thập số điện thoại, địa chỉ làm việc của người vay, người thân để đặt app giao đồ ăn, nước uống cho họ rồi dọa “bỏ độc, lấy mạng”.

Công an khám xét Công ty Pháp Việt. (Ảnh: Công an cung cấp)

Công an khám xét Công ty Pháp Việt. (Ảnh: Công an cung cấp)

Giữa năm 2022, với một con nợ là người đàn ông 40 tuổi làm việc tại UBND một thị trấn ở huyện Đức Hòa (tỉnh Long An), Vân dùng sim rác nhiều lần gọi đến UBND thị trấn thông báo khoản nợ. Vân còn dùng tài khoản mạng xã hội ảo để nhắn tin cho đồng nghiệp của người vay. Lo sợ bị mất uy tín, người đàn ông sau đó đã trả 17 triệu đồng.

Trong hơn 2 năm làm trưởng nhóm, Kỳ đã thu hồi hơn 22 tỷ đồng từ 1.000 người vay, được Cty Pháp Việt trả hơn 800 triệu đồng.

Tòa hỏi: "Vì sao bị cáo biết hành vi của mình sai trái nhưng vẫn vì tiền mà bất chấp đưa vợ mình vào làm cùng, để giờ con nhỏ (3 tuổi) không có ai nuôi phải gửi cho ông bà chăm sóc?". Kỳ và vợ đều khóc, không trả lời.

Theo cáo trạng, từ 1/1/2021 - 14/2/2023, Trần Văn Châu (44 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (37 tuổi) lợi dụng danh nghĩa Cty Pháp Việt để ký “hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý” với 7 ngân hàng, Cty tài chính; nhưng thực chất là để "đòi nợ thuê". Theo thỏa thuận, Cty Pháp Việt sẽ được các “đối tác” trích 18 - 50% trên tổng số tiền đã thu hồi được (tùy thuộc thời gian nợ xấu của người vay).

Để thực hiện hợp đồng “đòi nợ thuê”, Châu và Hùng sau đó chỉ đạo trưởng nhóm và 579 nhân viên thuộc 20 nhóm dùng nhiều thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh thần của 172.629 người vay tiền của các ngân hàng, Cty tài chính trên để cưỡng đoạt số tiền 456 tỷ đồng. Băng nhóm này được các đơn vị ký kết hợp đồng dịch vụ trả hơn 168 tỷ đồng.

Tại phiên xử, bị cáo Trần Văn Châu trả lời "cáo trạng truy tố không oan". Châu khai là người quản lý, điều hành chung; còn Hùng sẽ vận hành quản lý nhân viên trong hoạt động nghiệp vụ thu hồi nợ.

Châu là người trực tiếp làm việc với 7 ngân hàng, Cty tài chính là “đối tác” Cty Pháp Việt. Tại các hợp đồng ký với các Cty này đều có nội dung giống nhau là "dịch vụ pháp lý, hỗ trợ hoạt động tiền tố tụng và tham gia tố tụng". Trong hợp đồng thể hiện Cty Pháp Việt được cho phép "gọi điện thoại nhắc nợ khách hàng". Tùy theo số nợ xấu, tiền hoa hồng các ngân hàng, Cty tài chính trả cho Pháp Việt sẽ càng cao.

Châu thừa nhận trong giấy phép không có chức năng đòi nợ, biết việc này không được pháp luật cho phép.

Còn Hùng tự nghiên cứu đưa ra 3 cấp độ đòi nợ, sau đó truyền đạt lại cho các trưởng phòng, trưởng nhóm để phổ biến lại cho nhân viên. Thông thường, từ 1 - 2 tháng Hùng sẽ họp với các trưởng phòng, trưởng nhóm để tổng kết hoạt động, nhắc nhở trường hợp vi phạm quy định và công bố nhân sự mới.

Bị cáo khai hơn 160 tỷ đồng thu lợi bất chính dùng để trả lương nhân viên, thuê mặt bằng 3 trụ sở cùng trang thiết bị, bảo hiểm nhân viên.

Ngoài Châu, Hùng còn có 2 người khác là người thân của Hùng cùng góp vốn tổng cộng 5 tỷ đồng. Thời điểm bị bắt, hai người góp vốn đã được Cty Pháp Việt chia hơn 9 tỷ đồng, riêng Châu được chia lợi nhuận 15 tỷ đồng. Số tiền này Châu dùng mua đất, còn lại gửi vào 3 sổ tiết kiệm. Hiện 3 thửa đất gắn liền nhà, một thửa đất khác cùng nhiều sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng đã bị phong tỏa.

Tại tòa, Hùng khai đã nhận tổng cộng 12 tỷ đồng từ lợi nhuận của Cty Pháp Việt. Bị cáo cho biết không bị ép cung, không oan; số tiền kiếm được đã chơi chứng khoán và thua hết.

Trả lời HĐXX, nữ luật sư (là người có quyền, nghĩa vụ liên quan) thừa nhận bản thân cho Cty Pháp Việt thuê chứng chỉ hành nghề là sai. Tuy nhiên, người này cho rằng chỉ là Giám đốc trên danh nghĩa, thực tế chưa từng đến trụ sở làm việc, không biết hành vi đòi nợ trái pháp luật của Cty này.

Có mặt tại tòa, đại diện 7 ngân hàng, Cty tài chính cho rằng dù đơn vị có bộ phận thu hồi nợ, nhưng vẫn thuê Cty Pháp Việt "vì nghĩ họ có chuyên môn hơn về pháp lý". 7 DN này nói đã đồng ý cho Cty Pháp Việt được gọi điện cho người vay "để nhắc nợ" chứ "không biết và không liên quan đến việc đòi nợ trái pháp luật".

Tin cùng chuyên mục

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Đọc thêm

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".