Lời kể của bác sỹ ở tâm dịch COVID-19 tại Mỹ

Nhiều bác sỹ của Mỹ đã kiệt sức vì chống virus corona. Ảnh: Reuters
Nhiều bác sỹ của Mỹ đã kiệt sức vì chống virus corona. Ảnh: Reuters
(PLVN) - "Thật quá mức" - là một phần trong câu chuyện các bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 ở Mỹ kể về cuộc chiến chống đại dịch này.

Kênh truyền hình NBC News đưa tin ở Mỹ đã có hàng trăm y bác sĩ bị lây nhiễm virus corona. Trong khi đó, các chuyên gia lưu ý rằng vẫn chưa tới đỉnh điểm đại dịch.

Sự căng thẳng đã lan rộng trên cả nước, nhất là trong đội ngũ nhân viên y tế - những người ở tuyến đầu chống dịch, nhưng vẫn có hàng chục ngàn nhân viên y tế tình nguyện đi làm.

Tổng thống Donald Trump đã phải kêu gọi người dân Mỹ "đeo khẩu trang" để phòng dịch lây lan, cho dù bản thân ông từ chối làm điều này vì thấy bất tiện.

Trong phóng sự trên trên kênh truyền hình NBC News, các bác sĩ Mỹ đã kể về điều kiện làm việc khắc nghiệt trong thời gian đại dịch ở New York.

"Các bạn thấy đấy, tất cả các phòng đều đầy chật. Thông thường thì những hành lang này rất thông thoáng và trống vắng, nhưng bây giờ do đại dịch có thể thấy bệnh nhân ở mọi nơi. Rất khó làm việc", - bác sĩ Matthew Bai nói trên kênh truyền hình. Ông cũng thừa nhận buộc phải tránh không ở nhà mình lâu hơn vì lo sợ cho sức khỏe của gia đình.

Nhân viên Tổ chức nhân đạo quốc tế Samaritan"s Purse và nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến ở Công viên Trung tâm, New York. Ảnh: AP
 Nhân viên Tổ chức nhân đạo quốc tế Samaritan"s Purse và nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến ở Công viên Trung tâm, New York. Ảnh: AP

Y tá Shina Tenis kể rằng chỉ trong hai tuần lễ qua mà cô thấy mình như thể đã già thêm 20 tuổi vì phải thường xuyên thức đêm để chăm sóc bệnh nhân. Cô đã thốt lên: "Thật quá mức! 11h15 tối, và tôi vẫn ở trong phòng với bệnh nhân, lo lọc máu, canh ống nhỏ giọt và máy thở. Thật sự chẳng dễ dàng gì".

Còn Jessica Fink, y tá từ New Mexico cho biết do có kinh nghiệm cụ thể trong việc hồi sức các bệnh nhân mắc bệnh phổi nên bất kỳ lúc nào, "nếu cần ai tới giúp, thì đó là tôi" - Jessica Fink mệt mỏi than thở.

Bác sỹ Mỹ chỉ cách đánh bại đại dịch

Trong một bài viết trên Tạp chí Y học The New England Journal of Medicine, bác sĩ người Mỹ Harvey Feinberg kêu gọi một chiến dịch bền bỉ và tập trung để diệt trừ virus corona ở Mỹ.

Feinberg kêu gọi tạo ra một "bộ chỉ huy thống nhất": Tổng thống phải chỉ định một người chuyên phụ trách việc này, nhận lệnh trực tiếp từ Tổng thống. Ngoài ra các hệ thống xét nghiệm phải được cung cấp đủ, nhưng chỉ test trên những người có triệu chứng. Các xét nghiệm cần được thực hiện trong vòng hai tuần. Nếu không thực hiện đủ các xét nghiệm chẩn đoán, ông Feinberg tin không thể xác định được chính xác mức độ lây lan dịch bệnh.

Bác sĩ kêu gọi cần trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân cho tất cả nhân viên y tế, và các bệnh viện cần  chuẩn bị trước cho sự gia tăng mạnh số lượng bệnh nhân nặng.

"Chúng tôi sẽ không đưa những người lính không có áo giáp bảo vệ vào trận chiến. Các nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến này không khác gì những người lính", Feinberg viết.

Người dân Mỹ cập nhật tình dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
 Người dân Mỹ cập nhật tình dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, cần phải tạo ra các điểm y tế cách ly cho những người mắc bệnh thể nhẹ hoặc trung bình, cũng như cô lập tất cả những người nhiễm bệnh. Những người  bệnh nặng và có nguy cơ cao cần phải nhập viện. Bác sĩ đề nghị chuyển đổi các khách sạn thành trung tâm kiểm dịch.

Theo Feinberg, tình trạng y tế sẽ được cải thiện khi có thuốc kháng vi-rút hiệu quả. Các bác sĩ cần có thêm thông tin về tình trạng của những bệnh nhân nặng, và ai có thể tử vong.

"Tất cả các biện pháp này sẽ giúp khôi phục lại cuộc sống bình thường" - bác sĩ Harvey Feinberg khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.