Loại vi khuẩn có thể giết người khoẻ mạnh trong 24 giờ

Loại vi khuẩn có thể giết người khoẻ mạnh trong 24 giờ
(PLO) - Khi bị vi khuẩn xâm nhập, bệnh diễn tiến rất nhanh, có thể lấy đi sinh mạng của người khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện.

Bệnh xuất hiện tại 7 tỉnh

Bộ Y tế cho biết sau ca tử vong do viêm não mô cầu tại Hải Dương vào ngày 22/2 vừa qua, hiện cả nước đã có 7 tỉnh, thành xuất hiện rải rác căn bệnh này bao gồm: TP.HCM, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong 5 năm trở lại đây, cả nước có 610 trường hợp mắc viêm não mô cầu, trong đó có 25 trường hợp tử vong. Trong đó cao điểm nhất là năm 2012 với 272 ca mắc, 6 ca tử vong, thấp nhất là 2013 với 31 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong.

Trong 2 tháng đầu năm 2016, cả nước đã ghi nhận 6 trường hợp mắc, 1 ca tử vong.

Trước tình hình lây lan của viêm não mô cầu, Bộ Y tế vừa yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh, các địa phương cần phát hiện sớm các ca não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh.

Những người tiếp xúc gần với ca bệnh, trường hợp nguy cơ cần được lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện người lành mang trùng, từ đó tiến hành điều trị dự phòng và triển khai xử lý ổ dịch, không để ổ dịch lan rộng.

Não mô cầu khác viêm não

Viêm não do virus gây ra còn viêm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningtidis gây nên.

Vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong hầu họng với 6 type cơ bản là A, B, C, W135, X, Y. Tại Việt Nam hay gặp nhất là type A, B.

Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn phát bệnh hoặc ủ bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, bát, điện thoại...

Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em từ 2,5-3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi. Đây là căn bệnh diễn tiến nhanh, với người khỏe mạnh có thể tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi có biểu hiện bệnh.

Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao vào mùa xuân do yếu tố thời tiết mưa, ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng.

Triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh của viêm não mô cầu từ 2-10 ngày, thông thường 3-4 ngày.

Biểu hiện dễ thấy nhất của viêm màng não mô cầu là sốt đột ngột (39-40 độ C), xuất hiện ban máu (tử ban) vào ngày đầu tiên sốt, có thể kèm nôn ói, đau đầu, ớn lạnh. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ sợ ánh sáng, cứng gáy, mê sảng, co giật, mất ý thức.

Các nốt ban máu rất dễ nhầm với liên cầu khuẩn lợn. Khi xuất hiện, ban máu sẽ lan rất nhanh cả về số lượng và kích thước. Khi đó người bệnh cần thận trọng vì có thể rơi vào thể tối cấp với diễn biến vô cùng nhanh, trong vài giờ có thể suy hô hấp, sốc phổi và tử vong.

Việc chẩn đoán não mô cầu ở giai đoạn sớm gặp nhiều khó khăn vì triệu chứng bệnh giống như những triệu chứng viêm màng não siêu vi thông thường khác. Viêm não mô cầu có nhiều thể bệnh, trong đó thể nặng nhất là nhiễm trùng huyết tối cấp với 80% bệnh nhân tử vong, ở thể viêm màng não mủ có tỉ lệ tử vong từ 30-40%.

Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực từ khi bắt đầu, thì vẫn có 5% - 10% bệnh nhân tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Điều trị

Hiện nay, có 2 oại vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu là BC (cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên) và AC (cho trẻ trên 21 tháng tuổi). Người lớn cũng có thể tiêm phòng.

Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể nhưng sau 3 năm sẽ giảm, do đó sau thời gian này cần tiêm nhắc lại mũi thứ 2.

Với những người đã nhiễm bệnh, ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể qua khỏi nếu được nhập viện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

Khi bệnh nhân đã ở thể nặng, việc dùng thuốc kháng sinh chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong hoặc giảm nguy cơ gặp biến chứng. Thống kê cho thấy, có khoảng 11-19% bệnh nhân sống sót sẽ có các khuyết tật lâu dài như mất tay chân, tổn thương não, tổn thương các cơ quan nội tạng như thận, các giác quan như thị giác, thính giác...

Để điều trị cho bệnh nhân viêm não mô cầu, các cơ sở y tế có thể dùng các thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, chloramphenicol. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bệnh nhân có thể phải dùng thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ khác.

Cách phòng tránh

Tiêm vắc xin là cách phòng tránh tốt nhất.

Ngoài ra người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Khi dịch xảy ra, cần ddeu khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người bệnh và phải phun xịt hóa chất diệt khuẩn tại ổ dịch để găn ngừa lây lan.

Trong gia đình hoặc tập thể có người mắc bệnh, cần cách ly theo dõi để xét nghiệm vi sinh./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.