Xứ sở bí ẩn
Đô thị ngầm bị bao phủ bởi rừng già nằm trên một vùng bình quyên cao 396m tính từ mặt đất, được biết đến dưới cái tên là Phnom Kulen (Núi Quả vải), nằm ở phía Đông Bắc của Siem Reap.
Nhiều cuộc khai quật cũng như khảo sát bằng công nghệ cao laze từ trên máy bay trực thăng đã phát lộ, đô thị bị mất tích là xứ tinh vi hơn bất kỳ sự tưởng tượng của con người từ trước đó: Một mạng lưới xoắn ốc của các đền đài, cung điện, khu dân cư dân chúng và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Trong lúc nhóm thám hiểm xuôi theo con đường mòn để đến ngôi nhà của Chevance tại một thôn làng của khu bình nguyên, Chevance cho hay: “Chúng tôi biết mình sẽ rời khỏi nơi đó. Song dù sao nó cũng cho chúng tôi niềm hy vọng”.
Hai nhà khảo cổ Evans và Chevance và bức ảnh từ dữ liệu LIDAR về bối cảnh đô thị cổ Phnom Kulen |
Phnom Kulen nằm cách khu đô thị đông dân thời cổ đại khoảng 25km về hướng Bắc, và thời hoàng kim của nơi này là vào khoảng 3 thế kỷ sau đó. Đây là đô thành lớn nhất của đế quốc Khmer, và có lẽ còn là trung tâm tôn giáo huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại: Angkor vốn xuất phát từ tiếng Phạn cổ là từ “Nagara” hay “Thánh địa”, điểm tọa lạc đô thị bí ẩn là nền tảng để ra đời Angkor Wat hiện đại.
Đô thành Phnom Kulen – nơi khai sinh của nền văn minh Khmer vĩ đại từng thống trị Đông Nam Á từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Thời hoàng kim của đế quốc Khmer có thể tìm thấy các bằng chứng ngay tại Angkor Wat, nhưng các yếu tố cấu thành Phnom Kulen – quần thể các ngôi đền thiêng - đã phản ánh sắc nét sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, với nhiều hình ảnh về các vị thần bản địa cũng như thần Vishnu của Ấn Độ giáo, một hệ thống cấp thoát nước tiên tiến dùng để hỗ trợ cho vương quốc Khmer buổi đầu và sau đó đã được nhân đôi và mở rộng ở Angkor Wat.
“Đánh thức” bí mật bị chôn giấu
Không có chuyện gì đốt cháy sự khát khao của các nhà khảo cổ học bằng triển vọng về một đô thị bị quên lãng. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà thám hiểm và học giả người Pháp đã theo đuổi những manh mối rời rạc về sự tồn tại của Phnom Kulen khi xuyên qua các ngóc ngách ở những cánh rừng già Đông Nam Á. Những chữ khắc được tìm thấy trên các cửa và tường ở những ngôi đền thờ đã nói đến một kiến trúc lộng lẫy trên đỉnh đồi gọi là Mahendraparvata (Đại Indra Sơn hay Vua của các vị Thần), và hoàng đế chiến binh hiển hách Jayavarman II, người sáng lập nên một vương quốc duy nhất ở Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ thứ 9.
Một nhà khảo cổ học Pháp là Philippe Stern, đã lần lên nóc của bình nguyên Phnom Kulen vào năm 1936, rồi trong suốt 5 tuần khai quật, ông và các công nhân đã tìm thấy phế tích của 17 ngôi đền Ấn Độ giáo, những pho tượng thần Vishnu và tàn tích của một kim tự tháp đá khổng lồ, khiến Phillipe Stern tin rằng đã tìm ra tọa độ của Mahendraparvata. Nhưng quần thể các ngôi đền Angkor lại được xây dựng trên một vùng bình nguyên bằng phẳng và dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn giới khảo cổ học nhiều hơn, do đó những cuộc khai quật bên dưới Phnom Kulen dừng lại sau lần khai quật của Phillippe Stern.
Nhà khảo cổ học JB Chevance tìm thấy những bằng chứng về đô thị cổ Phnom Kulen qua khảo sát bằng hình ảnh LIDAR |
Sau đó là hàng thập niên chìm vào quên lãng và hoang tàn. Năm 1965, lúc đỉnh cao của cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã cho phép quân đội Bắc Việt Nam tự thành lập khu căn cứ bên trong lãnh thổ Campuchia để tấn công lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ chống lưng. Rồi Khmer Đỏ - đội quân khét tiếng tàn ác - tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia vào tháng 4/1975, tuyên bố là “Năm số 0”, thủ đô hoang tàn và chúng lùa hàng triệu người dân Campuchia vào các cộng đồng trồng lúa.
Khoảng 2 triệu người (gần bằng 1/4 dân số Campuchia khi đó) đã bị tàn sát hay chết đói hoặc chết vì bệnh tật trước khi được bộ đội Việt Nam giải phóng vào năm 1979. Phnom Kulen trở thành “sào huyệt” cuối cùng của Khmer Đỏ, và lãnh tụ của họ là Pol Pot còn được biết đến dưới cái tên “Đại sư huynh”. Đám tàn quân này náu mình ở Phnom Kulen cho mãi đến năm 1998, năm Pol Pot qua đời tại một nơi gần biên giới Thái Lan.
Nhà khảo cổ Chevance đã đặt chân đến Phnom Kulen vào năm 2000 trong lúc ông đang tiến hành một nghiên cứu về mức độ tiến bộ trong ngành khảo cổ học Khmer. Chevance than thở kể lại: “Ối cha, lúc đó làm gì có cầu, chẳng có đường xá, vì đất nước này mới thoát khỏi chiến tranh mà. Tôi là một trong những người Tây dương đầu tiên quay trở lại ngôi làng này kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Chà, lúc đó cảm giác của tôi tốt lắm, tôi “phải lòng” với người dân địa phương, phong cảnh, kiến trúc, các phế tích và rừng nguyên sinh”.
Mọi thứ vẫn bình thường cho mãi đến năm 2012, sau khi đồng hành với Damian Evans – ông Evans lúc đó đang có mặt tại Trường nghiên cứu Châu Á của Pháp ở Siam Reap – Chevance dùng công nghệ cao đã phát hiện ra đô thị bị mất tích. Ông Evans trở nên bị cuốn hút bởi Lidar (hệ thống ánh sáng dùng để kiểm soát và phát hiện) trong đó dùng ánh sáng lazer để thăm dò diện mạo cảnh quan bao gồm các cấu trúc bị che giấu…/.