Lo ngại đờn ca giảm chất “tài tử”

Công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ còn nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
Công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ còn nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 5/12/2013. Sau gần 9 năm, công tác bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này vẫn đang vượt qua những khó khăn.

Câu lạc bộ đờn ca tài tử - lượng nhiều, chất ít?

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau.

Bảo tồn đúng hồn cốt, bản sắc, truyền tải đến người thưởng thức một bản đờn ca tài tử đúng nghĩa cũng là một thách thức đặt ra hiện nay. Tại khắp 21 tỉnh phía Nam, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có Câu lạc bộ Đờn ca tài tử (CLB ĐCTT). Chỉ tính riêng TP HCM, con số thống kê chưa đầy đủ, hiện đang có 118 CLB ĐCTT với hơn 2.000 tài tử.

Có trường hợp địa phương thành lập CLB ĐCTT để biểu diễn phục vụ là chính và theo phong trào chứ chưa thực sự là điểm hẹn của những người yêu thích ĐCTT. Chưa kể, nhiều CLB hoạt động theo hình thức “tự thân vận động” là chính nên rất khó duy trì sinh hoạt, tổ chức các hoạt động truyền dạy và biểu diễn thường xuyên.

Đa phần các thành viên trong các CLB đều lớn tuổi, còn những người trẻ hầu như vắng bóng. Giới trẻ hiện nay thích tân nhạc nhiều hơn. Họ thích cái gì dễ học, còn ĐCTT rất khó học, đòi hỏi phải có lòng nhiệt huyết, đam mê.

Nhiều nghệ nhân dân gian giỏi nghề vì tuổi cao sức yếu đã qua đời, các bậc trưởng bối trong lĩnh vực ĐCTT, những “báu vật nhân văn sống” đã dần mai một. Nhiều nhà văn hóa lo ngại, chậm chân ngày nào, nguy cơ thất truyền sẽ ngày càng cao. Lớp “tre” đã già, nhưng lớp “măng” lại chưa kịp mọc lượng và chất.

ĐCTT có rất nhiều giọng ca hay nhưng lại thiếu trầm trọng những tay đờn. Khó là ở chỗ, chỉ mất khoảng 6 tháng là có thể học ca được tài tử, trong khi người học đờn phải tốn ít nhất là 3 năm, thậm chí lâu hơn để học đờn những bài bản này.

Còn đó những nỗi lo

Các loại hình nghệ thuật khác như các dòng nhạc mới, nhạc số... phát triển hấp dẫn hơn đã cạnh tranh, lấn át ĐCTT. Một thực trạng không ít địa phương đang gặp phải là với những người sống được bằng “nghề” thì sẵn sàng bỏ sinh hoạt, hội diễn, liên hoan để đi show kiếm sống. Thậm chí, phong cách “chơi” cũng không còn giữ đúng chất tài tử. ĐCTT dần bị “thương mại hóa”, trở thành một sản phẩm phục vụ ở các nhà hàng, quán ăn, đám tiệc. Ở những không gian này, người ca là thực khách của nhà hàng, còn người đàn là người phục vụ.

Với mối quan hệ này thì người ca và người đàn không có sự tri âm của những bậc tài tử mà chỉ chú trọng đến tính chất phục vụ. Nhiều bạn trẻ tham gia chỉ có xu hướng hát vọng cổ, trích đoạn, không đi sâu vào 20 bài tổ của ĐCTT, một số lại chỉ hát được 1 đến 2 lớp trong bản tổ mà không hát được trọn vẹn tác phẩm. Người ca không dám ngẫu hứng hòa nhịp đờn ca để “khoe giọng”, người đàn lại càng không dám sáng tạo để “khoe ngón đờn”. Điều này giảm tính “phiêu” của khí chất tài tử vốn là thế mạnh môn nghệ thuật độc đáo này.

Lại có nơi, khi biểu diễn ĐCTT phục vụ du khách lại không có dàn nhạc đầy đủ tứ tuyệt (gồm đờn kìm, đờn cò, đờn tranh và đàn bầu), mỗi địa phương lại hát một kiểu khiến du khách hiểu chưa đầy đủ, trọn vẹn về sự độc đáo, hòa quyện nhuần nhuyễn của các loại nhạc cụ và giọng ca trong nghệ thuật ĐCTT. Nó phản ánh không đúng giá trị của ĐCTT, vô tình làm lu mờ giá trị và bản sắc của di sản.

Thực tế cho thấy, ở một số địa phương tổ chức không ít cuộc liên hoan, hội thi nhưng dường như chỉ đậm tính phong trào, đơn giản và hời hợt.

Tiến sỹ Mai Mỹ Duyên, Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc đào tạo cần có tính hệ thống, phát huy các sáng tác địa phương và thực hiện kết hợp đa phương tiện trong giảng dạy bên cạnh phương pháp dạy truyền khẩu, truyền “ngón” của nghệ nhân... Nhạc tài tử thuộc nhạc cổ điển với 20 bài bản tổ phổ biến, được sử dụng chung cho loại hình ĐCTT ở khắp nơi trong cả nước mà không có sự phân biệt vùng miền riêng lẻ.

Các địa phương, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch cũng cần có sự đầu tư bài bản hơn. Các khu du lịch nên chú ý tạo không gian trình diễn ĐCTT phù hợp, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong lời giới thiệu, thuyết minh trong chương trình biểu diễn để du khách hiểu rõ hơn nét độc đáo, sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhằm tôn vinh quảng bá, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, Liên hoan ĐCTT quốc gia lần thứ III năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 10/4/2022 tại TP Cần Thơ. Liên hoan lần này có chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Bảo tồn và phát triển”, được tổ chức quy mô cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP Cần Thơ chỉ đạo.

Trong đó, điểm nhấn là Lễ khai mạc Liên hoan dự kiến có khoảng 1.000 đại biểu tham dự. Các hoạt động trong khuôn khổ liên hoan gồm: Hội thi nghệ thuật ĐCTT với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản Đất phương Nam”; Tổ chức Không gian ĐCTT với sự tham gia của 21 tỉnh, thành Nam Bộ; Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”…

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…