Lo ngại dịch bệnh nguy hiểm mới nổi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dự đoán mùa Đông - Xuân năm nay, đặc biệt là thời gian sau Tết và dịp lễ hội đầu năm dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát và điễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan hữu quan phải sát sao hơn nữa trong việc chủ động phòng chống để hạn chế sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi…

Ồ ạt và khó lường…

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết (mưa, rét đậm, rét hại kéo dài), Bộ Y tế lo ngại các dịch bệnh sẽ đồng loạt xuất hiện và diễn biến khó lường. Theo đó, hiện xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm, trong đó có một số chủng lây truyền sang người với số mắc và tử vong cao, khó khống chế.

Điển hình phải kể tới bệnh cúm A (H7N9) ghi nhận từ năm 2013 tại Trung Quốc đến nay vẫn chưa khống chế được. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta vì Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, đặc biệt dịch bệnh lại xảy ra tại tỉnh Quảng Đông – nơi có sự giao lưu thương mại rất lớn với nước ta, trong khi việc buôn bán gia cầm nhập lậu giữa hai quốc gia diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát. 

Bên cạnh cúm A (H7N9), Trung Quốc cũng đang đối mặt với dịch bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)… Tuy không ghi nhận trường hợp nào mắc các loại cúm trên trên người ở Việt Nam nhưng dịch bệnh lại liên tiếp  xảy ra trên gia cầm tại một số tỉnh trên phạm vi cả nước. Và nguy cơ lây sang người là rất cao do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như tập quán giết mổ và ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Cũng do thời tiết quá lạnh, kéo dài và ẩm ướt, số bệnh nhân nhập viện do cúm ghi nhận tại các cơ sở y tế có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa hết lo lắng về nguy cơ bùng phát và lan rộng của dịch bệnh MERS-CoV tại khu vực Trung Đông. Càng lo ngại hơn khi dịch bệnh đã bùng phát mạnh tại Hàn Quốc với 186 trường hợp nhiễm, trong đó có 36 trường hợp tử vong. Gần đây nhất (ngày 23/1/2016), một quốc gia nữa trong khu vực là Thái Lan đã ghi nhận trường hợp thứ hai nhiễm căn bệnh chết người này. 

Đồng thời với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trong nước, khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế như “ngồi trên đống lửa” trước sự quay trở lại của dịch bệnh do vi rus Zika ở khu vực châu Mỹ. Họ lo lắng và hoang mang bởi loại virus này đang bị tình nghi là nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm đa rễ và dây thần kinh và hội chứng não nhỏ (teo não) ở trẻ nhỏ...

Không loại trừ việc lan truyền căn bệnh đáng sợ này vào Việt Nam, khi nhu cầu giao lưu văn hóa, du lịch, kinh tế… của chúng ta với các quốc gia trong khu vực và thế giới là vô cùng lớn. Mặt khác, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Indonexia, New Caledonia… cũng đã rải rác ghi nhận các trường hợp mắc Zika…

Tăng cường công tác phòng, chống

Đề cập đến công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh bùng phát vào mùa Đông – Xuân, không phải ngẫu nhiên khi Bộ Y tế coi việc giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề trọng tâm của ngành. Thực tế cho thấy, bên cạnh các ca ngộ độc tập thể do ăn uống kém vệ sinh, thời gian gần đây số ca mắc liên cầu khuẩn lợn có xu hướng gia tăng và hậu quả rất nghiêm trọng.

Chỉ trong năm 2015, chúng ta đã ghi nhận 96 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong (số mắc tăng 51 trường hợp, số ca tử vong tăng 5 trường hợp so với năm 2014 với 45 trường hợp mắc, 8 trường hợp tử vong).

Chính vì lý do này, cùng với việc kiểm soát thực phẩm nói chung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Vấn đề kiểm soát việc nhập lậu gia cầm là rất quan trọng, nếu không kiểm soát tốt các loại cúm (cúm A (H5N1), cúm A (H1N1…) có nguy cơ lây truyền từ các quốc gia  có dịch sang Việt Nam là vô cùng lớn…” . 

Cụ thể, để phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị: Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác giám sát dịch tễ tại tuyến xã, huyện, các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, bùng phát thành dịch, báo cáo kịp thời về Bộ Y tế; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pastteur, Viện Y tế công cộng TP HCM trực tiếp chỉ đạo, tham gia công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, hướng dẫn địa phương tăng cường giám sát chủ động, sẵn sàng đáp ứng chống dịch…;

Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, tập trung vào các vùng có nguy cơ cao, địa phương có ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thương quốc tế, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong, củng cố các đội cơ động chống dịch sẵn sàng triển khai nhiệm vụ.

Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, Bộ Y tế đề nghị phải kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ để phát hiện, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Đặc biệt, cơ quan kiểm dịch cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc kiểm tra, giám sát gia cầm, động vật, thực vật nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.

Phải thành lập các đội cơ động phòng chống dịch tại Trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch khi có yêu cầu; chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời...

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.