Nạn nhân vụ phẫu thuật gãy chân tại Đà Nẵng đã tử vong

Người nhà của nạn nhân Là bức xúc trước Bệnh viện Đà Nẵng
Người nhà của nạn nhân Là bức xúc trước Bệnh viện Đà Nẵng
(PLO) - Khoảng 4h sáng ngày 18/3, Trần Thị Là (SN 1969, ngụ thôn Thạch Bồ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng sau hơn 10 ngày nhập viện điều trị và phẫu thuật bị gãy chân.

Thông tin này cũng được Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng xác nhận.

Ông Đặng Thiện (SN 1968, chồng bà Là) nói trong nước mắt: “gia đình tôi quá đau đớn. Hi vong các ngành chức năng vào cuộc tìm hiểu và trả lại công bằng cho gia đình tôi. Tôi không thể chấp nhận sự thật, chỉ gãy chân bình thường, một mạng người lại dễ dàng ra đi như vậy”

Theo ông Thiện, vợ ông hoàn toàn khỏe mạnh. Chiều ngày 6/3, bà vừa cùng Hội phụ nữ xã diễn tập văn nghệ phục vụ ngày Quốc tế phụ nữ (8/3). Về đến nhà, do bất cẩn, bà vấp té gãy chân.

Ông Thiện đau đớn trước cái chết của vợ
Ông Thiện đau đớn trước cái chết của vợ

Ông Thiện cho biết thêm, vợ chồng ông đều làm nông, có 2 người con.

Hiện con gái đầu đang học bên Nhật. Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng vì cô con gái học giỏi, bà Là cũng chắc bóp cho con đi du học nước ngoài. Thậm chí như lời ông Thiện, người con trai út Đặng Thức phải chấp nhận nghỉ học, đi làm để phụ ba  mẹ lo cho chị gái.

Sau khi nhận tin không vui từ gia đình, ngày 16/3, cô con gái ông Thiện phải nghỉ học và đang trên đường về nước

Trước đó, PLVN đã thông tin, chiều ngày 6/3, do bất cẩn, bà Là bị vấp ngã ngay trước hiên nhà và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Sau khi chuẩn đoán bị gãy chân, bà Là về nằm tại Khoa ngoại chấn thương.

Mãi tới chiều ngày 15/3, bà Là mới được đưa đi phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng 18h cùng ngày, bà Là phẫu thuật xong và đưa sang chăm sóc tại Khoa hồi sức ngoại khoa. Tuy nhiên, khoảng vài tiếng sau, bà Là đột nhiên tím tái, co giật rồi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn. 

Nạn nhân Là
Nạn nhân Là

Bác sĩ Lê Đức Nhân, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết, theo hồ sơ bệnh án, bà Là bị gãy liên cầu lồi xương đùi bên phải, gãy phức tạp. Qua rất nhiều khâu xét nghiệm, đồng thời chờ xếp lịch mổ… bà Là được chỉ định phẫu thuật kết hộp xương bằng nẹp vít và vít xốp.  Tình trạng sức khỏe bà Là lúc này được ghi rõ: tỉnh táo, thở đều, huyết áp ổn định. 

Tại Khoa hồi sức ngoại khoa, sức khỏe bà Là cũng được ghi nhận tương tự,  vết mổ không chảy máu. Thế nhưng, rạng sáng hôm sau bà Là đột nhiên bị tụt huyết áp, tuột hồng cầu. Các bác sĩ nhanh chóng chỉ định truyền 2 đơn vị hồng cầu khối máu, truyền tĩnh mạch. 

Đến  3h 30 phút ngày 16/3, bà Là suy hô hấp nặng, huyết áp tuột, nhịp tim rời rạc buộc phải tiến hành cấp cứu tim, phổi nhân tạo, cho thở máy…nhưng đến nay vẫn không có dấu hiệu khả quan.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhập thông tin./.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.