Lo năng lượng quốc gia lệ thuộc nước ngoài

Lo năng lượng quốc gia lệ thuộc nước ngoài
(PLO) - Liệu an ninh năng lượng quốc gia có được đảm bảo khi hơn một nửa hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, trong đó 2/3 nguồn nhiên liệu phụ thuộc vào bên ngoài?

Chỉ “khai tử” 18 nhà máy điện than

Sau hơn 1 năm hiệu chỉnh, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 hiệu chỉnh (QHĐ VII HC) sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/3/2016 đã được chia sẻ và cập nhật.

QHĐ VII HC định hướng chính sách phát triển nguồn điện trong giai đoạn tới tập trung vào “giảm công suất và số lượng các nhà máy nhiệt điện than”, “giảm bớt nhu cầu nhiên liệu hóa thạch”, “sử dụng các công nghệ tiên tiến trong nhà máy nhiệt điện (tăng hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải), “tăng mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện”.

Đáng chú ý, trong QHĐ VII HC đã có một số thay đổi liên quan tới việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT), giảm bớt nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, giảm bớt công suất và số lượng nhà máy nhiệt điện than... trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam.

Theo đó, số lượng các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than giảm 18 nhà máy và tổng công suất nguồn nhiệt điện than từ trên 75GW giảm xuống còn xấp xỉ 55GW, tương đương giảm khoảng 20GW ở năm 2030, theo đó tỷ trọng công suất nhiệt điện than chiếm 42,7% tổng công suất đặt (so với tỷ trọng 52% trong QHĐ VII, giảm 10%).

Trong khi đó, công suất của nguồn điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) tăng từ khoảng 13GW trong QHĐ VII lên tới 27,2GW ở năm 2030, đạt khoảng 62% so với mục tiêu của Chiến lược NLTT (nếu kể cả thủy điện lớn và vừa, tỷ trọng công suất nguồn NLTT chiếm 37,9% tổng công suất đặt).

Vẫn lệ thuộc nước ngoài

Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) quan tâm về QHĐ VII HC và đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu liên quan tới chính sách phát triển năng lượng và đóng góp những khuyến nghị chính sách cho QHĐ VII HC nhằm hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Bình luận với PLVN về nội dung QHĐ VII HC, VSEA cho rằng định hướng điều chỉnh này của Chính phủ rất phù hợp với nguyện vọng của người dân cũng như xu thế chung của thế giới hướng đến phát triển năng lượng sạch và bền vững.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nguồn điện trong QHĐ VII HC, nhiệt điện than vẫn dự kiến chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng điện sản xuất trong mười và mười lăm năm tới. Khối lượng than nhập khẩu để phát điện dự kiến vào năm 2030 lên tới hơn 85 triệu tấn, cao gần gấp đôi so với lượng than cung ứng nội địa.

Bà Nguyễn Thu Trang, điều phối viên VSEA lo lắng: “Kịch bản này đặt ra câu hỏi lớn với an ninh năng lượng của Việt Nam. Liệu an ninh năng lượng quốc gia có được đảm bảo khi theo phương án hơn một nửa hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, trong đó 2/3 nguồn nhiên liệu phụ thuộc vào bên ngoài?”.

Theo bà Trang, trên thực tế, đây là nguồn điện không được cộng đồng trong nước và quốc tế ủng hộ tiếp tục phát triển vì là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Bên cạnh đó, những quan ngại về ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe do sản xuất điện than cũng là bài học lớn từ trường hợp Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – Việt Nam, cũng như từ kinh nghiệm của Trung Quốc và các quốc gia đã và đang phụ thuộc vào nhiệt điện than.

Đại diện VSEA cũng cho rằng, nguồn điện này hiện đang có giá thành được cho là rẻ ở Việt Nam vì những tác động và ảnh hưởng vô cùng to lớn tới môi trường sinh thái và xã hội chưa được đánh giá đầy đủ và tính toán vào giá thành. Trong khi tỷ trọng của NLTT nhất là năng lượng gió và mặt trời là hai nguồn NLTT được mong đợi phát triển nhất thì vẫn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong QHĐ VII HC.

VSEA nhấn mạnh, thực tế phát triển NLTT trên thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, cao gấp hai lần so với đầu tư vào nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2015. Lần đầu tiên trong năm 2015, đầu tư vào NLTT của các quốc gia không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cao hơn 20% so với các nước phát triển. Kỹ thuật - công nghệ trong lĩnh vực này đặc biệt là với điện năng lượng mặt trời đang được cải thiện hàng ngày, giá thành công nghệ giảm nhanh có thể cạnh tranh được với điện từ nhiên liệu hóa thạch.

Từ những quan sát trên, VSEA cho rằng để hiện thực hóa các định hướng mà QHĐ VII HC đã đề ra và khắc phục những khoảng trống hiện thời, trước tiên cần cải cách chính sách tính giá điện.

“Giá điện cần phải minh bạch và bao gồm đầy đủ các chi phí ngoại biên về môi trường, xã hội và thuế carbon. Ngoài ra, cần thường xuyên nghiên cứu hiệu quả đầu tư của các nhà máy điện theo các kịch bản phát triển khác nhau để tạo sự đột phá cho phát triển NLTT trong Quy hoạch điện VIII giai đoạn sắp tới” - bà Trang khuyến nghị. 

Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng chưa được đề cập rõ ràng, cụ thể trong QHĐ VII HC.  Theo một nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) về dự báo nhu cầu điện của Việt Nam đến năm 2030 có tính tới kịch bản tiết kiệm năng lượng, nhu cầu điện có thể giảm tới 33,8% so với QHĐ VII, lớn hơn nhiều con số 18% mà QHĐ VII HC đưa ra. VSEA khuyến cáo Việt Nam cần khẩn trương ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế đối với nhà máy nhiệt điện than mới.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.