Lên án mạnh mẽ vụ Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa vào Nhật Bản

Triều Tiên cho phóng tên lửa đạn đạo - Hình ảnh minh họa
Triều Tiên cho phóng tên lửa đạn đạo - Hình ảnh minh họa
(PLO) - Trong tuần qua, Triều Tiên lại tiếp tục phóng 2 quả tên lửa đạn đạo về phía vùng  biển thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên được cho là cố ý thách thức những lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ). 

1 trong 2 quả phát nổ

Theo hãng tin Yonhap dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tên lửa được phóng đi từ phía tây tỉnh Nam Hwanghae lúc 7:50 sáng (theo giờ địa phương) và bay được khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, theo báo cáo của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), tuy nhiên chỉ có 1 trong 2 quả phát nổ. 

Phía Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu với giới báo chí rằng, quả tên lửa dường như đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản tại khu vực cách bán đảo Oga thuộc tỉnh Akita khoảng 250 km về phía Tây. Nếu đây là thông tin chính xác thì đây được cho là lần đầu tiên một tên lửa của Triều Tiên rơi vào cùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. 

Ngay sau khi nhận được thông tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án kịch liệt về hành động này và cho rằng đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh đất nước Nhật Bản. Lực lượng bảo vệ của Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục cảnh báo đến Triều Tiên nếu nước này tiếp tục có những hành động khiêu khích. Được biết, Nhật Bản đã ra lệnh đặt cơ quan phòng vệ trong tình trạng báo động cao sau vụ việc này. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã có báo cáo thiệt hại về máy bay và tàu bè dân sự của nước này sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên nhưng không nêu chi tiết.

Hàn Quốc và Mỹ cũng lên án 

Sau khi Triều Tiên cho phóng 2 quả tên lửa, một số nước cũng đã lên tiếng chỉ trích hành động này. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, hành động này của Triều Tiên chỉ khiến cho cộng đồng quốc tế càng thêm quyết tâm chống lại những hành động đầy tính khiêu khích của nước này mà thôi. 

Theo Quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đang muốn chứng minh cho Hàn Quốc và các nước láng giềng về khả năng về tên lửa đạn đạo của mình. Vụ phóng tên lửa lần này thể hiện tham vọng của Triều Tiên nhằm “đe dọa trực tiếp và rộng khắp đối với các nước láng giềng, đồng thời nhắm mục tiêu vào nhiều cảng và sân bay của Hàn Quốc”. Cũng chính vì sự nguy hiểm này mà nhiều nước đã phải lắp đặt hệ thống radar nhằm theo dõi sát sao mọi động tĩnh của nước này. 

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và nói rằng đây là hành động khiêu khích mới nhất. “Hành động này của Triều Tiên r

õ ràng đã vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ. Vụ phóng tên lửa là một sự khiêu khích nghiêm trọng đối với Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế”, ông Jeong Joon-hee, người phát ngôn Bộ nói trong cuộc họp báo thường kỳ, “Triều Tiên cần phải dừng ngay hành động gây hấn này của mình và tập trung vào việc cải thiện đời sống của người dân”. 

Ông Stéphane Dujarric, người phát ngôn Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết LHQ “quan ngại sâu sắc” trước các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng lưu tâm tới lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế muốn nước này chấm dứt những hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và quay trở lại tiến trình đàm phán nghiêm túc.

Được biết, Mỹ cũng sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc vào cuối tháng này và cho biết, cuộc tập trận chỉ mang tính chất phòng thủ và không có ý định khiêu khích hay nhắm đến bất cứ nước nào. Dĩ nhiên, Triều Tiên luôn cho rằng các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc là nhắm đến mình và thường xuyên phản đối. Theo chuyên gia kiểm soát vũ khí Joshua Pollack, chính vì phản đối nên những tuần gần đây, Triều Tiên đã liên tục thử nghiệm tên lửa tầm ngắn và tầm trung. 

Phóng tên lửa hồi tháng trước

Trước đó vào ngày 19/7, Triều Tiên cũng đã cho phóng 3 quả tên lửa Rodong và tầm ngắn Scud. Các tên lửa được cho là hai tên lửa tầm trung Rodong và một tên lửa tầm ngắn Scud vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông, với  tầm bắn 500-600 km. Khoảng cách này đủ để vươn tới lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm cả thành phố cảng Busan. Sau đó, Triều Tiên tuyên bố, các vụ phóng này là một phần cuộc tập trận giả định đánh phủ đầu vào các hải cảng và căn cứ không quân của Hàn Quốc được quân đội Mỹ sử dụng. 

Hành động này của Triều Tiên là nhằm phản ứng lại quyết định của Hàn Quốc và Mỹ về việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa chung Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) ở quận phía nam của Seongju, cách khoảng 296 km về phía Đông nam Seoul, Hàn Quốc, vào cuối năm 2017. Việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung là nhằm chống lại những mối đe dọa từ tên lửa hạt nhân Triều Tiên. THAAD một phần không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ dẫn đầu. Nó được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo ở độ cao từ 40-150 km. 

Được biết, khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền từ năm 2011 cho đến nay, Triều Tiên đã cho phóng thử nghiệm 32 quả tên đạn đạo, trong đó có sáu tên lửa Musudan và sáu tên lửa Rodong. Tên lửa Musudan, với tầm bắn ước tính khoảng 3.000- 4.000km, về mặt lý thuyết có thể đạt được bất cứ mục tiêu ở Nhật Bản và bay xa như lãnh thổ Mỹ của Guam. Tên lửa Scud có tầm bắn khoảng 300 đến 1.000 km. Mặc dù đã có thay đổi lớn và phát triển tên lửa đạn đạo nhưng nền kinh tế của nước này đã giảm sút đi rất nhiều. 

Đặc biệt là sau khi đất nước này thử nghiệm một quả bom hydro trong tháng Giêng và phóng một vệ tinh với một tên lửa tầm xa vào tháng hai, Hội đồng Bảo an LHQ đã áp đặt một lệnh trừng phạt đối với nước này vào tháng ba. Theo đó, tất cả các hàng hóa chở bằng máy bay hoặc tàu đi đến và rời khỏi Triều Tiên đều bị kiểm tra gắt gao. Cấm xuất khẩu hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cấm cung cấp nhiên liệu hàng không và buôn bán các loại vũ khí nhỏ. 

Hội đồng Bảo an chỉ trích

Ngay ngày hôm sau, theo yêu cầu của Nhật Bản và Mỹ, Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong vào vùng biển đặc quyền của Nhật Bản. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng “hành động nghiêm trọng này là nhằm phá hoại hòa bình và ổn định khu vực”. Quân đội Hàn Quốc sẽ phản ứng kịch liệt trước hành động khiêu khích của Triều Tiên nhằm đe dọa an ninh của đất nước. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã ban hành một tuyên bố trong đó “lên án mạnh mẽ” vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên và tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác toàn cầu để thực hiện đầy đủ biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên.

Phó Đại sứ Anh Peter Wilson nói: “Đây là lần đầu tiên một tên lửa Triều Tiên rơi xuống vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Tôi nghĩ rằng hội đồng cần phải làm một cái điều đó cực kỳ nghiêm túc”. Ông Wilson cũng cho biết, sự việc lần này  là rõ rằng Triều Tiên đã vi phạm  các nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ cấm Bắc Triều Tiên từ phát triển công nghệ tên lửa. 

Không chỉ thế, theo tin của hãng thông tấn AFP, Mỹ, Nhật Bản và 10 nước thành viên HĐBA đã gửi một công hàm chung lên LHQ, đề nghị tổ chức này điều tra các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Cuộc điều tra này có thể xác định những cá nhân và công ty có dính líu tới chương trình tên lửa của Triều Tiên và những đối tượng này có thể phải chịu một số biện pháp trừng phạt như không được cấp thị thực đi lại trên toàn cầu và bị phong tỏa tài sản. Ngoài Mỹ và Nhật Bản, công hàm này nhận được chữ ký của các thành viên trong HĐBA gồm Anh, Pháp, Malaysia, New Zealand, Senegal, Tây Ban Nha, Ukraine và Uruguay. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga không tán thành đề nghị này.

Sau cuộc họp khẩn, Hội đồng Bảo an LHQ  nhất trí thông qua tuyên bố do Mỹ soạn thảo, lên án việc Triều Tiên vi phạm lệnh cấm thử tên lửa của LHQ. Trước đó, tổng cộng Hội đồng Bảo an LHQ đã 6 lần ra tuyên bố lên án các vụ thử tên lửa của Triều Tiên vào tháng 4, 5, 6. Tuy nhiên, cơ quan này chưa có phản ứng trước vụ Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm song bất thành hôm 9/7 cũng như hai vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn Scud, cũng như tên lửa tầm trung Rodong hôm 19/7.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.