Lấy văn hoá làm động lực phát triển

Quảng bá văn hoá Huế qua các kỳ Festival.
Quảng bá văn hoá Huế qua các kỳ Festival.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với những kết quả to lớn đã đạt được trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa, Thừa Thiên Huế đang khẳng định lối đi riêng rất thành công để trở thành đô thị "Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.

Văn hóa là sức mạnh tinh thần, là nền tảng quan trọng của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ những tiềm năng, lợi thế riêng có, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn ý thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị, di sản văn hóa.

Khơi dậy sức mạnh văn hóa

Thừa Thiên Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Huế tự hào có 7 di sản thế giới được UNESCO vinh danh, cùng với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội; hàng trăm ngôi chùa cổ, làng cổ, nhà rường, nhà vườn; hệ thống di tích lưu niệm về Bác Hồ cùng với các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng đã trở thành tài sản vô giá của vùng đất Cố đô.

Huế còn tự hào là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây nhiều nhà cách mạng, nhà nghiên cứu, bác sĩ y khoa giỏi, văn nghệ sĩ tài hoa đã xuất thân, hoạt động tại Huế như nhà yêu nước Phan Bội Châu, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu…

Tất cả đã tạo nên cốt cách con người Huế, văn hóa Huế đặc trưng. Đó là văn hóa Huế trong văn học nghệ thuật; trong kiến trúc; trong ẩm thực, trong trang phục, trong phong cách ứng xử và trong từng nếp sống của người dân.

Với nền tảng vốn quý đó, những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa; luôn xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững. Tỉnh luôn khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Cố đô Huế phát triển nhanh, bền vững từ thế mạnh và đặc trưng riêng có.

Sắc màu văn hóa trong các lễ hội.

Sắc màu văn hóa trong các lễ hội.

Tỉnh đã ban hành nhiều đề án, chương trình, nghị quyết cụ thể trong từng giai đoạn, trong đó, nỗ lực, quyết tâm để đưa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa giàu bản sắc truyền thống.

Theo đánh giá của UNESCO, việc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm, chú trọng bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ không gian của di sản với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.

Có thể nói, quá trình nỗ lực giữ gìn, bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, di sản văn hóa của Thừa Thiên Huế đã được ghi nhận và đánh giá cao. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 38/2021/QH15 về các cơ chế, chính sách áp dụng đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn Di sản. Đây là sự hỗ trợ đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ-TW của Bộ chính trị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Khai thác tài nguyên văn hóa phát triển du lịch, dịch vụ

Không chỉ là vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của phương Đông, Thừa Thiên Huế còn là một vùng đất có nhiều nguồn lực và tiềm năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đô thị Huế đang từng bước khẳng định là Thành phố du lịch, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Với lợi thế về tài nguyên di sản và lễ hội, Thừa Thiên Huế đã khai thác và phát huy lợi thế đó, đưa du lịch trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của cả khu vực miền Trung.

Chính vì vậy, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, đây là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao và tham quan du lịch. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Ngoài ra, tỉnh còn tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng tiêu biểu; di dời dân cư sinh sống trên Thượng thành. Đồng thời, đầu tư hạ tầng phát triển du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế gắn với xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện mến khách.

Xây dựng thành phố Huế trở thành Kinh đô áo dài.

Xây dựng thành phố Huế trở thành Kinh đô áo dài.

Tỉnh luôn xác định các giá trị văn hóa, di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa; là phương tiện để quảng bá về hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững đúng với thế mạnh và đặc trưng riêng của mình.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, từ thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; mặt khác, kinh tế phát triển bền vững, hiệu quả thì phải dựa trên nền tảng văn hóa và vì mục tiêu văn hóa, con người.

Xác định văn hóa và con người xứ Huế là nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ, toàn diện những quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, kiên trì mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, con người, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.