Lấy người dân làm trung tâm trong phổ biến pháp luật

(PLVN) -Ngày 21/8, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Tổ chức hợp tác phát triển Đức tổ chức (GIZ) tổ chức Tọa đàm Tham vấn hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn giữ vai trò quan trọng  trong đời sống xã hội, là khâu đầu tiên của hoạt động tổ chức thi hành pháp luật, cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. 

Để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện có hiệu quả các chủ trương, định hướng trong Kết luận số 80-KL/TW; đưa Kết luận của Ban Bí thư kịp thời đi vào cuộc sống, Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư. Bám sát 4 nhiệm vụ của Kết luận số 80-KL/TW, dự thảo Kế hoạch quy định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với mục đích tạo bước chuyển căn bản về  chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

Cụ thể, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị triển khai công tác PBGDPL; Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn; Tổ chức triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp đến các đối tượng, địa bàn, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, có trọng tâm, trọng điểm; Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL; Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL…

Theo đó, Dự thảo Kế hoạch đã giao thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung của Kết luận số 80-KL/TW đến các cơ quan, đơn vị trong phạm vi do mình quản lý; phát huy vai trò, xác định trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL và hoạt động phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác này…

 

Tại Tọa đàm, rất nhiều chuyên gia đã trình bày tham luận, đóng góp ý kiến, vào Dự thảo. TS. Dương Thanh Mai (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) kiến nghị cần xây dựng và thực thi Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; Xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật. 

 

TS Trần Văn Đạt – Quyền Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ về công tác PBGDPL trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay đồng thời kiến nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thực hiện công tác PBGDPL: Xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL trong nhà trường.

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Phan Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn Phòng Chính phủ cảm ơn các ý kiến đóng góp của đại biểu. Bà Hạnh mong Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra những ý tưởng hay hơn từ thực tiễn để đưa vào chính sách đồng thời lấy thêm ý kiến của những đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp. 

 

Kết luận Tọa đàm, ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thay mặt Bộ Tư pháp xin ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu. Theo ông Quốc, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong triển khai công tác PBGDPL; Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới toàn diện công tác PBGDPL trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, tổ chức triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp hướng mạnh về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; gắn công tác PBGDPL với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đội ngũ cán bộ công chức cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu, hướng mẫu trong thực thi pháp luật, vận dụng kỹ năng dân vận khéo trong PBGDPL.Tập trung tham mưu, chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, để xuất, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối, bố trí các nguồn lực…

 

Cũng trong ngày 21/8, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ đã tổ chức tọa đàm Tham vấn góp ý hoàn thiện dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 619/QĐ-TTG ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Theo Tờ trình Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg cũng như thực hiện nội dung thành phần “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

 

Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do một số bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích, vai trò và trách nhiệm tổ chức thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ được giao. Công tác chỉ đạo chưa sát sao, thường xuyên. Đặc biệt, chuẩn tiếp cận pháp luật và các quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần được hoàn thiện kịp thời. Do đó, việc nghiên cứu và Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của Kết luận số 80-KL/TW và thay thế Quyết định số 619/QĐ-TTg đã có đủ cơ sở chính trị - pháp lý, cơ sở thực tiễn và bối cảnh hiện nay.

Dự thảo Quyết định gồm 9 điều, quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện, tiêu chí đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… Nội dung các điều trong dự thảo Quyết định được thiết kế đảm bảo logic, phù hợp, nhất quán với cách tiếp cận, mục tiêu thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo khía cạnh bảo đảm, thực hiện các quyền của mọi người dân về tiếp cận thông tin, PBGDPL… Cùng với đó là trách nhiệm của Nhà nước, thông qua chính quyền địa phương cấp xã là chủ thể chính đã thực thi, đáp ứng các mức độ, yêu cầu tối thiểu để bảo đảm tiếp cận pháp luật cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đọc thêm

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.