Lãnh đạo Văn phòng UBATGT Quốc gia nói về đề án hạn chế xe máy vào Hà Nội

Lãnh đạo Văn phòng UBATGT Quốc gia nói về đề án hạn chế xe máy vào Hà Nội
(PLO) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa công bố Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố”. Theo đề án này, xe máy ngoại tỉnh sẽ bị cấm vào nội thành từ năm 2021. Ngay sau khi đề án công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. 

Phương tiện tự đào thải theo sự phát triển xã hội

Đây không phải lần đầu Hà Nội đưa ra các quy định gặp phải nhiều ý kiến trái chiều như vậy. Cụ thể, giải pháp xe biển số chẵn không được lưu hành vào ngày lẻ là biện pháp hạn chế xe máy giai đoạn 2003 - 2005 từng được đưa ra nhưng không khả thi.

Trở lại đề xuất của Hà Nội, ngay sau khi đề án được công bố đã thu hút nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Bên cạnh một số ý kiến ủng hộ đề án có tính khả thi cao, giúp giảm nạn ùn tắc tại các đô thị lớn thì cũng không ít ý kiến cho rằng đề án khó triển khai khi cơ sở hạ tầng giao thông công cộng nước ta chưa đảm bảo kể cả vài năm tới. Một số ý kiến nói rằng đề án thể hiện tinh thần phân biệt vùng miền khi chỉ cấm xe máy ngoại tỉnh.

Chia sẻ quan điểm, một lãnh đạo Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho rằng, trong lịch sử phát triển phương tiện giao thông đường bộ, các phương tiện vận tải được đào thải theo quy luật tự nhiên, theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ với xe đạp, năm 1972 Hà Nội được gọi là thủ đô của xe đạp, vào những năm 1970- 1980 xe đạp gây ùn tắc ở các tuyến phố nội đô buộc TP Hà Nội có nhiều giải pháp khắc phục như: Ngành đường sắt bố trí hợp lý biểu đồ chạy tàu, hạn chế tàu hỏa ra vào ga giờ cao điểm, phân luồng giao thông, mở rộng đường, thu hẹp vỉa hè, tăng cường phương tiện xe buýt, di dời một số bến xe khách ra khỏi nội đô, đổi giờ học, giờ làm. Song hiệu quả khi ấy không cao.

Tuy nhiên từ khi kinh tế khởi sắc, xe máy giá rẻ được nhập khẩu ồ ạt thì xe đạp dần dần biến mất. Điều này cho thấy các loại phương tiện giao thông xuất hiện - phát triển - biến mất là theo quy luật cung - cầu. Hiện tại, khi bùng nổ xe máy cũng sẽ dẫn đến hệ quả tương tự.

Chuyên gia trên nói rằng xe máy là phương tiện tiện ích của người dân và không thể cấm ngay được. Cấm xe máy thì dân đi bằng phương tiện gì? Đó là thách thức vô cùng lớn vì là chính sách liên quan đến an sinh xã hội. Chưa kể đến việc phát triển hạ tầng giao thông, đầu tư các loại hình giao thông tốn kém rất nhiều tiền bạc trong khi ngân sách eo hẹp:

“Tôi cho rằng chủ trương cấm xe máy chỉ được thực hiện khi đại đa số người dân tự nguyện loại bỏ và chấp nhận phương tiện giao thông công cộng. Kinh nghiệm các nước cho thấy phát triển giao thông công cộng chất lượng tốt, giá thành hạ, hạn chế có lộ trình sẽ đạt được mục tiêu cấm xe máy”, vị này nói.

Khả thi nhưng khó triển khai

Ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông (UBATGT) Quốc gia nhận định, về lâu dài thì việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân là cần thiết. Nhất là ở các TP lớn như TP HCM, Hà Nội trong điều kiện quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông ngày càng eo hẹp.

Tuy nhiên theo ông Dũng, lộ trình này cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm đảm bảo công bằng, quyền công dân, tránh gây ra phản ứng tiêu cực trong xã hội. Bởi Hà Nội là trung tâm chính trị xã hội, kinh tế, giáo dục của cả nước, tập trung rất nhiều người ngoại tỉnh về học tập, làm việc và sinh sống. Trong khi đó phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là xe máy. Do đó, gần như không thể cấm mà chỉ nên hạn chế phần nào.

Theo ông Dũng, nếu muốn hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy tập trung về TP Hà Nội, cần đảm bảo ba yếu tố sau: 

Thứ nhất, phải quy hoạch xây dựng đô thị khoa học, hợp lý, đồng bộ với quy hoạch giao thông và quy hoạch mở rộng Thủ đô theo bản đồ hành chính mới.

Thứ hai, cần có kế hoạch, lộ trình chi tiết trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại (xe buýt, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…) phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân, đảm bảo tính liên kết và kết nối giữa hệ thống khu vực các cơ quan hành chính, hệ thống công sở, bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí, các cửa ngõ ra vào thành phố một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó cần quy hoạch hệ thống trông giữ xe tập trung, đặc biệt tại các cửa ngõ Thủ đô.

Thứ ba, việc cần phải làm ngay sau đó là xử lý quyết liệt những hành vi lấn chiếm vỉa hè, vi phạm hành lang giao thông trong đô thị tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển văn hóa đi bộ. Theo đó, sẽ dần dần hạn chế phương tiện cá nhân tại Thủ đô.

“Đây là một đề án có tính khả thi, tuy nhiên không dễ dàng triển khai vì tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Cần nghiên cứu kỹ càng trong xây dựng chủ trương, chính sách, quy hoạch đồng bộ và có lộ trình cụ thể. Trong đó, điều quan trọng là không được vi phạm quyền lợi và những nhu cầu chính đáng của người dân. Chúng ta muốn hạn chế thì phải tạo điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng đảm bảo để người dân tự chủ động hạn chế xe cá nhân”, ông Dũng nói.

Liên hệ quốc tế, Phó Chánh Văn phòng UBATGT Quốc gia cho hay, mô hình hạn chế xe tại các TP lớn cũng tương đối phổ biến trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hạn chế theo giờ hoặc tính phí cao tại giờ cao điểm, phí trông giữ xe, phí đi vào các tuyến phố trung tâm hoặc tăng thuế mua xe.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông công cộng cũng như các loại hình vận tải hành khách ở các nước này rất phát triển và hiện đại, được tổ chức khai thác khoa học; ý thức chấp hành pháp luật giao thông cao và người dân có văn hóa đi bộ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.