Giảng viên Fulbright: "Ùn tắc ở Hà Nội là do ôtô tăng quá nhanh"

Giảng viên Fulbright: "Ùn tắc ở Hà Nội là do ôtô tăng quá nhanh"
(PLO) - Ông Huỳnh Thế Du – Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết: “Nguyên nhân chính gây tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội ngày một trầm trọng hơn là do lượng ôtô tăng quá nhanh chứ không phải e máy. Với ý tưởng cấm xe máy có thể làm cho tốc độ này còn nhanh hơn nữa”.

Nhiều ngày qua, thông tin về đề xuất cấm xe máy ngoại tỉnh vào Hà Nội từ năm 2021 thu hút sự quan tâm của người dân. Theo đó, để giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đặt ra lộ trình dừng hoạt động đối với xe máy vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7h đến 19h hàng ngày từ năm 2021...

Trước những câu hỏi nếu cấm người ta sử dụng xe máy, liệu có thể bắt tất cả đi phương tiện giao thông công cộng là xe buýt, taxi,... được không? Phóng viên báo PLVN đã trao đổi với ông Huỳnh Thế Du – Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Cấm xe máy sẽ kích thích người dân mua ô tô

Theo ông Du, việc đưa ra các giải pháp tổng thể như Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội” là phương pháp cần thiết. Tuy nhiên, cần hết sức cân nhắc khi “trị thủy theo cách thức chặn dòng” với tư duy quản không được thì cấm.

Phần lớn người dân ở Hà Nội hiện nay đều là người ngoại tỉnh, lên thủ đô học tập và làm ăn, mưu sinh, nếu cấm xe máy thì phương tiện công cộng có đủ để đảm bảo đi lại cho họ hay không?

Theo đánh giá của ông Du, việc cấm xe máy rất có thể sẽ kích thích người dân mua ôtô nhiều hơn vì nó tạo ra tâm lý không mua ôtô thì lấy gì mà đi lại trong bối cảnh số người có khả năng ngày sở hữu xe càng gia tăng.

“Trong vài năm gần đây, lượng xe ôtô tham gia giao thông tăng một cách đáng kể. Cụ thể, số liệu vào cuối năm 2015 cho thấy mỗi tháng Hà Nội đã có 18-22 nghìn xe máy và 6-8 nghìn ôtô được đăng ký mới. Tính thận trọng 1 chiếc ôtô chiếm diện tích đường bằng 4 xe máy (có những nghiên cứu chỉ ra rằng con số này từ 6-10) thì số ôtô nêu trên đã bằng 4-32 nghìn xe máy. Với cơ sở hạ tầng giao thông như hiện tại mà kích thích người dân mua xe ôtô thì chỉ trong thời gian ngắn việc ùn tắc và khó kiểm soát sẽ càng kinh khủng hơn bây giờ.” – Ông Du nhận định.

Ngoài ra ông Huỳnh Thế Du cho biết thêm, đối với bài toán xe máy nói riêng, phương tiện vận tải cá nhân nói chung cần theo phương pháp cả đẩy và kéo. Cụ thể là làm cho giao thông công cộng thuận tiện và tiện nghi hơn và việc sử dụng các phương tiện cá nhân đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy hiện nay, các hình thức vận chuyển hành khách công cộng còn chưa thu hút, xe bus không có điều kiện phát triển và mở rộng do những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, những dự án tàu điện ngầm, xe bus nhanh hay đường sắt trên cao còn chưa được đưa vào khai thác. Thậm chí ngay cả khi đã đưa vào sử dụng, chúng cũng chưa thể phát huy hiệu quả ngay được.

Ông Huỳnh Thế Du – Giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Ông Huỳnh Thế Du – Giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Muốn giảm ùn tắc, cần giải bài toán cơ sở hạ tầng

Trước câu hỏi cần phải có giải pháp nào hợp lý?! Ông Du cho biết, thay vì cấm xe máy thì cần tổ chức việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng đủ phương tiện giao thông công cộng cho người dân trước.

Cũng theo ông Du, nói là “cấm” là rất khó nhưng có thể hạn chế chủ yếu bằng phương pháp tài chính. Việc đánh phí sử dụng, phí đi đường trong giờ cao điểm là  khả dĩ.

Nói chung cần phải để người dân tự lựa chọn việc di chuyển của mình chứ không phải cấm triệt để. Giải pháp khả thi được áp dụng thành công ở nhiều nơi trên thế giới là đánh vào túi tiền của người sử dụng chứ không nên hạn chế quyền con người. Đồng thời việc quy hoạch giao thông phải đồng bộ quy hoạch hạ tầng đô thị. Nếu không thực hiện được điều này, thì chưa giải quyết được cái ngọn dẫn tới việc ùn tắc ở nội thành.

“Có thể nói, bài toán xe máy ở Hà Nội nên được đặt trong bức tranh tổng thể về phát triển và tái phát triển đô thị ở Hà Nội mà trong đó cần phải xét đến các đặc điểm về các hoạt động kinh tế, cấu trúc đô thị, thói quen sinh hoạt của người dân... chứ không nên tư duy cấm đoán là giải pháp hữu hiệu.” – Ông Du đánh giá./.

Đọc thêm

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.