Lãnh đạo Italia, Pháp, Đức họp bàn về tương lai châu Âu

Thủ tướng Italia, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp Francois
Thủ tướng Italia, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp Francois
(PLO) - Các nhà lãnh đạo Italia, Pháp và Đức ngày 22/8 nhóm họp tại đảo Ventotene của Italia để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. 

Theo AFP, cuộc gặp của Thủ tướng Italia Matteo Renzi, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel diễn ra ở đảo Ventotene của Italia. Trong một động thái mang tính chất biểu tượng, các nhà lãnh đạo của 3 nước này có phiên ăn tối làm việc và họp báo ở tàu sân bay Garibaldi của Italia – lá cờ đầu trong sứ mạnh chống buôn người ở Địa Trung Hải của EU có tên “Sophia”. 

Sau một loạt các vụ tấn công chết người do nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gây ra, 3 nhà lãnh đạo này dự kiến cũng sẽ bàn về các biện pháp để tăng cường hợp tác chống khủng bố cũng như một chính sách quốc phòng và an ninh tích hợp của EU – một mục tiêu mà EU từ lâu hướng đến.

Các bộ ngoại giao và quốc phòng Italia đã đề xuất tạo một thỏa thuận quốc phòng tương tự Schengen để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Nếu được thông qua, thỏa thuận sẽ mở đường cho việc thành lập một lực lượng đa quốc gia được đặt dưới quyền chỉ huy của một cơ quan duy nhất và tham gia vào các nhiệm vụ cụ thể. 

Tuy nhiên, vấn đề được chú ý nhiều nhất tại cuộc gặp diễn ra 3 tuần trước hội nghị thượng đỉnh của 27 nước EU ở Bratislava tới đây sẽ là cách thức để đảo ngược lại xu thế gia tăng của chủ nghĩa hoài nghi châu Âu sau sự kiện người Anh bỏ phiếu để nước này rời khỏi EU cũng như các biện pháp để củng cố sức mạnh của khối này. Đây là vòng họp 3 bên thứ 2 của ông Renzi, Hollande và bà Merkel. Trước đó, tại phiên họp đầu tiên diễn ra chỉ ít lâu sau cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 của Anh, các nhà lãnh đạo này đã kêu gọi “một xung lực mới” cho EU.

Cuộc gặp diễn ra trong lúc các nhà phê bình đang đòi hỏi giới lãnh đạo EU “nói ít đi, làm nhiều hơn” để xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở châu Âu khi một số nước có thể cũng sẽ tiến hành trưng cầu dân ý tương tự ở Anh, đặc biệt là Hà Lan. Theo các nhà phân tích, để đạt được một lộ trình phát triển cho EU sau khi Anh rời khỏi khối này đáp ứng điều kiện có thể chấp nhận với tất cả các bên là không hề dễ dàng, nhất là khi Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia đều tuyên bố sẽ vạch ra các kế hoạch của riêng họ để bớt phụ thuộc vào EU.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.