Lãnh đạo Bộ Giáo dục ''tiết lộ' đề thi THPT Quốc gia 2016

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/7.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/7.
(PLO) - Chỉ còn vài ngày nữa, gần 900 ngàn thí sinh trên toàn quốc sẽ bước vào kì thi THPT quốc gia, Thứ  trưởng  Bộ  Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết: “Cấu trúc đề thi năm nay không khác năm 2015, nên các em không phải lo lắng. Chỉ tập trung ôn thi thật tốt. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi năm nay không đánh đố, không có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng”...

Đề thi có sự phân hóa

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga, đến thời điểm này đề thi đã được xây dựng xong. Bộ GD-ĐT đã thực hiện sớm hơn 3 ngày so với những mùa thi trước bởi khâu vận chuyển và in sao đề thi phức tạp hơn khi triển khai tại 63 tỉnh, thành. Với thời gian nhiều hơn, các cụm thi có thể tùy thuộc vào tình hình giao thông, thời tiết để vận chuyển đề thi. 

Thứ trưởng Ga nhấn mạnh, đề thi quốc gia năm 2016 có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Các câu hỏi mức độ cơ bản trong đề thi chiếm khoảng 60%, đảm bảo các thí sinh làm bài đạt mức điểm đủ để công nhận tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% để phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Cấu trúc đề thi năm nay không khác năm 2015, nên các em không phải lo lắng, chỉ tập trung ôn thi thật tốt. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi năm nay không đánh đố, không có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng. Sau khi có kết quả, các em dựa vào đó cân nhắc chọn ngành, chọn trường phù hợp với sức mình.

32% thí sinh “từ chối” thi đại học

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/7, với 8 môn thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.

Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm.

Bộ GD-ĐT vừa công bố những con số thống kê của kỳ thi THPT quốc gia 2016. Năm nay, 286.129 thí sinh từ chối thi đại học, chiếm tỷ lệ 32%. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cả nước có 120 cụm thi, gồm 70 cụm thi do các trường đại học chủ trì và 50 cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì.

Đồng thời, trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại một số địa phương, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng chia sẻ, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2016 có sự phân hóa, từ cơ bản đến khó, đến rất khó.

Do đó, việc xét tuyển hoặc xét tốt nghiệp phụ thuộc vào bảng điểm. Ví dụ, quy định bài thi 10 điểm, thí sinh chỉ đạt 5 điểm là đỗ tốt nghiệp. Còn trên 5 điểm tùy theo từng trường ĐH quy định điểm xét tuyển.

Cũng theo ông Nhạ, về nguyên tắc, đề thi năm nay có sự phân hóa rất rõ, đảm bảo những học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản là sẽ đỗ tốt nghiệp còn những thí sinh muốn xét tuyển đại học thì khác. Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ hạn chế trường hợp có những thí sinh điểm rất cao nhưng không đỗ ĐH.

Thí sinh đừng nghĩ tới “chiêu trò”

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm nay, số thí sinh có nhu cầu vào ĐH, CĐ giảm hơn so với năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu chỉ tiêu của các trường ĐH vẫn còn cao nên các thí sinh không phải quá lo lắng về việc đỗ hay trượt mà cứ tự tin, bình tĩnh nhưng phải hết sức nghiêm túc trong thi.

“Thí sinh bình tĩnh vì đây là dịp để kiểm tra kiến thức. Những học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đều đỗ tốt nghiệp. Nếu thí sinh cứ nghĩ đến các “chiêu trò” thường xác suất rủi ro sẽ trượt hoặc bị hình phạt”, Bộ trưởng nhắn gửi.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng lưu ý kỳ thi THPT quốc gia năm nay, các địa phương, các trường ĐH được phân công chuẩn bị kỹ, thực hiện theo quy chế thi đã ban hành. Ông cũng yêu cầu các cụm thi, điểm thi cần lưu ý tính minh bạch công bằng, vì vậy công tác an ninh trong kỳ thi cần được hết sức quan tâm. Đồng thời, các Hội đồng thi phải chú ý tới trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của giám thị, cần tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ này.

Về công tác chấm chi, theo Bộ trưởng, để đảm bảo chấm thi khách quan, công bằng, Bộ đã chỉ đạo barem chấm thi chấm lẻ đến 0,25 điểm. Đồng thời, Bộ đưa phần mềm chấm thi làm tròn đến hai chữ số, giúp giáo viên chấm thi những môn khoa học xã đều hiểu như nhau về mức điểm, thang điểm. “Bộ luôn đảm bảo tính chính xác công bằng cho thí sinh, không phân biệt các thí sinh dự thi để xét tuyển ĐH hay thí sinh chỉ xét tốt nghiệp”, ông Nhạ cho hay.

Lãnh đạo Bộ cũng cho biết, tất cả các cụm thi trong cả nước, kể cả các cụm thi do các trường ĐH chủ trì hay các cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì đều được tổ chức trong một khuôn khổ. Các cụm thi sẽ thực hiện cùng một quy chế và cùng một quy trình kỹ thuật giống nhau. Các cụm thi đều có sự tham gia của các trường ĐH, các sở GD-ĐT.

Đọc thêm

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.