Lần đầu tiên mổ nội soi thành công dị tật thoát vị hoành nặng

Lần đầu tiên mổ nội soi thành công dị tật thoát vị hoành nặng
(PLO) - Đầu tháng 11 này, gia đình chị Bùi Thu Trang (ở Hà Nội) vui mừng đón con trở về nhà sau gần 1 tháng được phẫu thuật và chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa quốc tế (BVĐK) Vinmec Times City. Đây trường hợp đầu tiên thoát vị hoành nặng phải thở máy cao tần, thở máy NO phẫu thuật nội soi thành công ở Việt Nam.
Chiến đấu với “tử thần”
Khi mang thai đến tuần 34, qua siêu âm chẩn đoán trước sinh, chị Trang được phát hiện thai có dị tật thoát vị hoành. Với dị tật này, trẻ rất dễ bị suy hô hấp với nhiều diễn biến khó lường, tỉ lệ tử vong lên tới 50%. Nhiều bác sĩ sản khoa đầu ngành ở Việt Nam đã khuyên gia đình chị đến Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, nơi có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật dị tật bẩm sinh, trong đó có thoát vị hoành.
Dựa trên kết quả thăm khám và siêu âm, GS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City cùng Hội đồng tư vấn đã lên kế hoạch đỡ sinh em bé, chăm sóc và phẫu thuật với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa sản, sơ sinh, ngoại nhi, hồi sức.
Như tiên lượng của các bác sĩ Vinmec, ngay khi vừa lọt lòng, do thoát vị hoành, toàn bộ ruột non, ruột già, lách của bệnh nhi bị đẩy lên cao hơn so với bình thường, chèn ép vào phổi khiến thể tích phổi của bé dưới 1/3 thông thường. Bé bị tăng áp động mạch phổi nặng, suy thận, sốc nhiễm trùng nặng do nhiễm khuẩn từ mẹ. 
Ngay lập tức bệnh nhi  được hồi sức tích cực sau sinh bằng máy thở cao tần, đồng thời sử dụng thuốc hạ áp động mạch phổi, hít khí NO ngay từ ngày thứ 2. Sau 5 ngày hồi sức tích cực như vậy, tình trạng huyết động, hô hấp ổn định hơn, nhưng áp lực động mạch phổi không cải thiện nhiều.
Chỉ thời gian vài phút để di chuyển xuống phòng mổ cũng tiềm ẩn diễn biến khó lường. Vì thế, GS Liêm đã quyết định phẫu thuật ngay tại buồng hồi sức sơ sinh và mổ nội soi để hạn chế tối đa các sang chấn đối với bệnh nhi. Trong khi mổ, bé vẫn tiếp tục phải thở máy, thở cao tần và khí NO. 
Sau ca mổ kéo dài hơn 1h đưa các tạng về đúng vị trí bình thường, bệnh nhi tiếp tục được các bác sĩ khoa Sơ sinh Vinmec chăm sóc trong các điều kiện tối ưu về phương tiện hỗ trợ và chế độ dinh dưỡng. Sau 1 tuần, bé đã hoàn toàn cai được máy thở, cai hoàn toàn oxy, tự bú mẹ được, dừng các thuốc vận mạch, kháng sinh. Dường như đến lúc này, các bác sĩ và gia đình mới yên tâm thực sự về sức khỏe của em. Bệnh nhi đã được xuất viện ngày 1.11 trở về nhà trong niềm vui của gia đình, sau hơn 3 tuần nằm viện và nặng 3,5kg.
Nhớ lại những thời khắc không chỉ khó khăn đối với em bé mà cũng là thử thách lớn cả với gia đình, bố bé - anh Đào Nam Phong xúc động: “Nhờ có các bác sĩ Vinmec và đôi bàn tay vàng của GS Liêm, con tôi mới có cuộc sống hôm nay”.
Niềm hy vọng của những bệnh nhi
Là chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật thoát vị hoành bẩm sinh, đã từng mổ thành công hàng trăm trường hợp, GS Nguyễn Thanh Liêm cho biết: “Ở Việt Nam, trẻ mắc dị tật này khá cao từ 1 – 2/1.000 trẻ nhưng tỉ lệ sống sau sinh cho những trẻ bị tăng áp lực phổi nặng tương tự ca bệnh này từ trước đến nay rất thấp. Bởi nhiều trường hợp mắc dị tật ở mức độ nặng bị bỏ sót không được phát hiện dị tật trong bào thai, trong khi đó khi trẻ sinh thường ra có những diễn biến nguy kịch ngay”. 
Vì thế, GS. Liêm cũng khuyến cáo các bà mẹ khi mang thai cần tuân thủ thăm khám bác sĩ sản khoa định kỳ. Nếu trẻ bị dị tật, các bác sĩ có thể chuẩn bị kế hoạch chăm sóc, cứu sống em bé ngay sau sinh. 
Trở lại với ca mổ thành công của Vinmec, có thể nói, đây là trường hợp đầu tiên thoát vị cơ hoành, kết hợp tăng áp lực động mạch phổi, suy thận, suy hô hấp phải thở máy cao tần, khí NO được cứu sống bằng mổ nội soi ở Việt Nam. “Nếu không có hệ thống hồi sức đồng bộ hỗ trợ trong quá trình chăm sóc đặc biệt tại khoa Sơ sinh của Vinmec, cháu bé sẽ không thể duy trì được sự sống và trở lại khỏe mạnh như vậy” – GS Liêm nhấn mạnh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hằng năm có hàng trăm trẻ sơ sinh bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh. Nhiều trẻ được cứu sống, nhưng cũng có không ít trường hợp bị suy hô hấp nặng, không được chẩn đoán sớm và có kế hoạch hồi sức, phẫu thuật kịp thời nên không cứu chữa được. 
Với hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ của Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City và đôi bàn tay vàng của GS Nguyễn Thanh Liêm, nhiều trẻ mắc dị tật này đã có cơ hội được chữa trị khỏi bệnh. Sau gần 4 năm  đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City đã trở thành đơn vị điều trị thành công và uy tín đối với bệnh nhi bị thoát vị hoành bẩm sinh.

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...