Làm tranh Bác Hồ bằng lá sen là tròn đầy ý nghĩa

(PLVN) - Đó là ý kiến mà nhiều người tâm sự với lão họa sĩ Lê Văn Nghĩa (62 tuổi, ngụ xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) khi ông sử dụng lá sen để làm tranh về Bác Hồ. 

Bản thân lão họa sĩ Lê Văn Nghĩa cũng cảm thấy tâm đắc với hướng đi mới của mình. Vì theo ông, sen gắn chặt với cuộc đời Bác và chỉ có những giá trị tốt đẹp của sen mới tôn vinh hết phẩm chất cao quý và sự vĩ đại của Người.

Tình Bác ngự trị giữa hồn sen

Ca dao có câu: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Hình ảnh Bác đã quyện chặt với hồn sen. Cuộc đời của Người có nhiều gắn bó với hình ảnh hoa sen: được sinh ra lại làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), thân sinh của Người - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng gắn chặt cuộc đời với Đất Sen hồng – Đồng Tháp.

Hơn thế nữa, hoa sen còn là quốc hoa của Việt Nam, xứng tầm với một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa lớn của thế giới. Có lẽ vì thế mà họa sĩ Bảy Nghĩa đã tâm đắc sử dụng chất liệu bằng sen để truyền tải cái thần, cái hồn vào những bức tranh về Bác.

Lão họa sĩ Bảy Nghĩa rất tâm đắc khi làm tranh Bác Hồ bằng lá sen
 Lão họa sĩ Bảy Nghĩa rất tâm đắc khi làm tranh Bác Hồ bằng lá sen

Cơ duyên đến với hội họa từ nhỏ, ông yêu thích và thường mài mò tự học. Chủ yếu là học lóm qua các tác phẩm hội họa và nhờ một số họa sĩ chỉ dẫn. Dù không qua trường lớp chuyên nghiệp nhưng với niềm đam mê, ông có thể bỏ nguyên ngày chỉ để học vẽ.

Cả cuộc đời ông gắn bó với nghề vẽ mặc dù đôi lúc không phải làm nghề chuyên nghiệp. Lúc chưa đi học đã biết vẽ. Đến khi đi học tham gia vẽ tranh cho nhà trường, lớn lên lại đi vẽ ở nhiều nơi. Đầu năm 1982 khi ông nhập ngũ, Ban Tuyên huấn thấy ông có năng khiếu nên giao nhiệm vụ vẽ tranh chân dung các anh hùng liệt sĩ, gia đình cách mạng… Sau này, khi rời quân ngũ, mặc dù theo nghề mộc nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian để mài mò nghiên cứu nghề vẽ.

Cách đây khoảng 4 năm, ông đã phát hiện và sử dụng vỏ tràm để làm tranh. Dòng tranh này cũng được rất nhiều người chú ý vì tính chất độc lạ và sáng tạo. Tuy nhiên, do tràm được trồng phổ biến nên đâu đâu cũng có, không có gì đặc biệt, không làm thỏa sức sáng tạo và tinh thần muốn khẳng định nét riêng trong đam mê của mình nên ông từ bỏ chất liệu tràm mà bắt đầu làm tranh bằng lá sen. “Tràm ở đâu cũng có nên nó không có gì đặc trưng hết, tính tôi một là không làm mà đã làm thì phải có gì đó riêng riêng một chút. Nên mới quyết định làm bằng lá sen”, ông Bảy Nghĩa tâm sự.

Ông Bảy Nghĩa còn sáng tạo sử dụng gân sen và bụi sen để tạo tranh Bác
 Ông Bảy Nghĩa còn sáng tạo sử dụng gân sen và bụi sen để tạo tranh Bác

Khi được hỏi vì sao lại chọn chất liệu này, lão họa sĩ Bảy Nghĩa chia sẻ: “Đồng Tháp là Đất Sen Hồng với đặc trưng từ sen. Hoa sen lại là quốc hoa. Sử dụng một loại chất liệu vừa có ý nghĩa đối với đặc trưng của địa phương lại mang tầm quốc gia thì còn gì bằng”.

Vì những ý nghĩa sâu xa và giá trị đó, nên mặc dù trong quá trình tạo tác tranh bằng lá sen gặp nhiều khó khăn nhưng ông Bảy Nghĩa vẫn miệt mài, chăm chút, rút kinh nghiệm qua các lần thất bại, chỉnh sửa để cho ra đời tác phẩm ưng ý và giá trị nhất.

Phải tạo được cái thần của Bác trong tranh

Theo ông, làm tranh bằng sen khó hơn rất nhiều so với làm bằng tràm. “Sen có độ co dãn, tính biến màu và mối mọt đục trong lá làm dễ hư hỏng”. Để nhận biết và khắc phục những hạn chế đó, họa sĩ Bảy Nghĩa đã đem lá sen về để qua vài tháng cho mối mọt không đục, màu ổn định mới bắt đầu làm tranh.

“Tôi đem ra phơi sương, phơi nắng liên tục để thử độ bền của tranh. Qua đó, mình rút kinh nghiệm để bảo quản tranh lâu hơn. Không chỉ vậy, keo để dán lá cũng công phu lắm. Phải sử dụng nhiều loại keo trong một bức tranh, dùng keo gốc nước mà tha lên thì thua, không dính được gì cả”.

Để hoàn tất một bức tranh phải qua các công đoạn: chọn lá, phơi, cắt hoặc xé, phân màu, cố định lá sen, phơi khô và chỉnh sửa, phủ keo để giữ cố định các chi tiết. Lúc đầu ông làm tranh bằng lá sen. Sau đó, nghiên cứu làm bằng gân sen, bụi sen… Hầu như cái gì có thể chế tác để làm tranh ông đều nghiên cứu và vận dụng.

Đã thử qua nhiều thể loại tranh như: tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung nhưng cuối cùng vẽ chân dung vẫn là thể loại mang lại trong ông nhiều cảm xúc nhất. Ở mỗi bức chân dung, ông đều thể hiện được tính cách và thần thái của từng nhân vật lên khuôn mặt và ánh mắt mang đậm tính chiều sâu về tâm hồn.

Ông cũng từng làm rất nhiều tranh về Bác ở những tư thế và kiểu dáng khách nhau: Bác ở tư thế nhìn thẳng, Bác ngồi cầm bút, Bác chơi với thiếu nhi. Ở mỗi bức tranh, lão họa sĩ già đều tô điểm được thần thái và tính cách của Bác từ ánh mắt cho đến nụ cười...

Nói về nghệ thuật làm tranh Bác Hồ bằng lá sen, họa sĩ Bảy Nghĩa cho biết, làm tranh Bác đòi hỏi rất nhiều công phu, không chỉ giống mà phải có thần, có hồn, phải thể hiện rõ trên nét mặt.

Suốt ngày ông cứ miệt mài với công việc làm tranh, có ngày làm đến hơn 20 tiếng, quên ăn uống, ngủ nghỉ.
 Suốt ngày ông cứ miệt mài với công việc làm tranh, có ngày làm đến hơn 20 tiếng, quên ăn uống, ngủ nghỉ.

“Trước hết phải làm cho hình giống trước. Sau đó nâng chiều sâu cặp mắt, nụ cười hiền hòa trong sáng hơn, gương mặt phúc hậu hơn. Làm tranh về Bác Hồ đặc biệt phải có những điều đó. Làm hình Bác mà không nâng được những điều đó thì sẽ không ra Bác. Liên Xô có tiêu chuẩn mỹ thuật Lê-nin. Khi vẽ Lê-nin phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Việt Nam mình chưa có tiêu chuẩn mỹ thuật Hồ Chí Minh. Nếu có thì muốn vẽ Bác Hồ phải thông qua trường lớp dạy chuẩn mỹ thuật Hồ Chí Minh, trong tác phẩm phải nâng được thần thái của Bác”, ông Bảy Nghĩa nói.

Làm tranh bằng lá sen là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo cao độ. Ông Bảy Nghĩa cũng nhìn nhận, “đây là công việc khó truyền nghề” vì đòi hỏi họa sĩ phải tự phác thảo bức tranh ra trong đầu. “mình phải thuộc hình, tưởng tượng rồi dán hình vào giấy, nếu dán không cẩn thận sẽ bị lệch”, ông Bảy Nghĩa tâm sự.

Khát vọng làm tranh mang thương hiệu Việt!

Lão họa sĩ Bảy Nghĩa chia sẻ: “Tôi muốn làm ra một dòng tranh mà nhìn vào đó bạn bè quốc tế biết ngay là tranh Việt Nam, chỉ Việt Nam mới làm ra được”. Để làm điều đó, ông đã gửi gắm điều đó vào dòng tranh được làm từ sen.

Theo ông, hoa sen là quốc hoa của Việt Nam nên khi dòng tranh này ra đến nước ngoài thì người ta nhìn vào sẽ biết ngay là của Việt Nam. Không những thế nó còn giúp lan tỏa tính dân tộc đến với nhiều quốc gia trên thế giới…

Có những lần sử dụng bụi sen hay những chất liệu từ sen mà làm người xem khó có thể nhận biết là làm từ sen thì ông đều thay đổi. “Phải để người nước ngoài nhìn vào biết tranh làm từ sen và xuất xứ từ Việt Nam”, ông Bảy Nghĩa nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.