Làm chứng thư giả, chiếm đoạt tiền tỷ

Các bị cáo trước vành móng ngựa.
Các bị cáo trước vành móng ngựa.
(PLO) - TAND TP Cần Thơ vừa tuyên phạt Mai Thị Huyền Nga (SN 1960, ngụ quận Cái Răng) 12 năm tù và Dương Hòa Nhã (SN 1970, ngụ quận Bình Thủy) 15 năm tù cùng vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo khác phải nhận từ 3 năm đến 4 năm 6 tháng tù cùng vì tội “Làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức”. 

Theo cáo trạng, ngày 17/7/2014 Mai Thị Huyền Nga (Phó Giám đốc Công ty TNHH thức ăn gia súc và xây dựng Phúc Vinh) làm đại diện ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty CP Green Fed do Phan Phúc Liêu làm đại diện để mua trả chậm thức ăn cá da trơn. 
Do có nhu cầu làm chứng thư bảo lãnh thanh toán nên Nga lên TP HCM tìm Ánh và được Ánh giới thiệu Dũ, người có thể làm chứng thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Nga nhờ Dũ làm 1 chứng thư bảo lãnh thanh toán có giá trị 2 tỷ đồng để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản của Công ty Green Fed với mức phí 60 triệu đồng.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền, Dũ chuyển hết cho Huỳnh Tấn Vũ. Vũ đưa cho Nguyễn Thành Nam 30 triệu đồng để làm 1 chứng thư bảo lãnh thanh toán giả số 839/BLTT ngày 19/9/2014 của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam Chi nhánh TP HCM có giá trị 2 tỷ đồng và giao lại cho Nga. 
Nam đưa cho Lợi Thiên Quyền 10 triệu đồng để nhờ đưa chứng thư lên trang web nhưng Quyền không thực hiện. 
Nhầm tưởng chứng thư là thật nên Công ty Green Fed đã xuất cho Nga 09 lần các loại thức ăn gia súc với tổng trọng lượng 170 tấn (tương đương 1,9 tỷ đồng). Nga đem số thức ăn nhận được bán lại cho người khác và chỉ thanh toán cho Công ty Green Fed 500 triệu đồng, số tiền còn lại Nga chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.
Khoảng tháng 8/2014, Dương Hòa Nhã có nhu cầu làm chứng thư bảo lãnh thanh toán để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản của Công ty Proconco. Thông qua Lê Bá Tùng (tài xế của Nga), Nhã được Nga giới thiệu gặp Ánh và Dũ để làm chứng thư giá trị 12 tỷ đồng mua thức ăn của Công ty Proconco. 
Ngày 10/9/2014, Công ty TNHH MTV Hiền Phúc Thịnh do Dương Kế Hiền (con ruột Nhã) làm đại diện ký hợp đồng để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản của Công ty Proconco do bà Nguyễn Thị Mỹ Dung làm đại diện với giá trị hợp đồng là 12 tỷ đồng. 
Thực tế, hợp đồng này do Nhã đứng ra thực hiện và chịu trách nhiệm thanh toán. Do không đủ tiền trả phí nên Nhã nhờ Dũ làm trước chứng thư bảo lãnh 5 tỷ đồng với mức phí là 450 triệu đồng.
Sau đó, Dũ đưa hết tiền và hồ sơ cho Lý Thị Kim Ngân để chuyển cho Vũ. Tiếp đó, Vũ lại giao hồ sơ cho Nguyễn Thành Nam làm 01 chứng thư bảo lãnh thanh toán giả của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam do Giám đốc Hoàng Văn Luân ký với giá trị bảo lãnh là 5 tỷ đồng.Tiền phí thu được, các bị cáo tự ăn chia với nhau theo thỏa thuận. 
Có được chứng thư giả, Nhã mang về nộp cho Công ty Proconco. Khi kiểm tra chứng thư trên web thì không được, kế toán công ty Proconco gọi đến số điện thoại ghi trên chứng thư để kiểm tra. Lúc đó, Nam nghe máy và xác nhận chứng thư. Sau đó, kế toán yêu cầu Nhã bổ sung Quyết định bổ nhiệm giám đốc và Quyết định phê duyệt hạn mức tín dụng của "Giám đốc Luân". Lúc này, Nhã liên hệ nhờ Ánh, Ngân, Nam, Dũ và Vũ làm giả 2 quyết định trên. 
Công ty Proconco tin tưởng đã xuất bán cho Công ty Hiền Phúc Thịnh 10 đợt hàng với tổng trọng lượng 414.2 tấn hàng, tương đương số tiền gần 5 tỷ đồng. Nhã bán toàn bộ thức ăn trên cho những người nuôi cá để trừ nợ và tiêu xài cá nhân mà không thanh toán cho Công ty Proconco.
Thấy việc sử dụng chứng thư bảo lãnh giả chiếm đoạt tiền quá dễ dàng, Nhã đánh liều tiếp tục nhờ nhóm Ánh, Nam, Vũ, Dũ, Ngân làm thêm một chứng thư bảo lãnh giả của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh TP HCM có giá trị 7 tỷ đồng với mức phí 09% (tương đương 630 triệu đồng). Quy trình làm và nhận chứng thư giống như lần trước.
Nghi ngờ tính hợp pháp của chứng thư Nhã nộp, Công ty Proconco trực tiếp đến ngân hàng xác minh và phát hiện chứng thư giả nên làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra.
Kết quả điều tra xác định, Ánh, Dũ là người trực tiếp nhận hồ sơ từ Nga và Nhã rồi giao lại cho Ngân, Vũ. Vũ đưa cho Nam trực tiếp làm giả 3 chứng thư trên để hưởng lợi. 
Tất cả các chứng thư đều do Nam ký giả chữ ký giám đốc, người thẩm định, người quản lý rủi ro. Tinh vi hơn, để cho giống với mộc thật, Nam còn dùng tăm xỉa răng chấm mực đỏ vẽ đồ lên mộc dấu tròn, mộc dấu tên trên chứng thư.
Ngoài 3 chứng thư trên, các bị cáo khai nhận còn làm giả nhiều chứng thư bảo lãnh thanh toán và một số giấy tờ giả khác không thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố xét xử của cơ quan tố tụng thành phố Cần Thơ./.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.